Hội chứng trầm cảm cười – Căn bệnh ít người biết đến

Nói đến trầm cảm là chúng ta thường nghĩ đến những biểu hiện buồn rầu, thời ơ, tuyệt vọng, chán nản. Nhưng còn có một hội chứng trầm cảm mà rất ít người nghe đến đó chính là hội chứng trầm cảm cười. Cùng vungtri tìm hiểu chi tiết về hội chứng trầm cảm cười qua bài viết này bạn nhé!

Trầm cảm cười là bệnh như thế nào?

Trầm cảm cười là bệnh như thế nào? 1

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Heidi McKenzie, trầm cảm cười là chứng trầm cảm chức năng cao hay còn gọi là rối loạn trầm cảm kéo dài (PDD). Hội chứng này thể hiện mức độ buồn chán kéo dài, làm bạn thay đổi thói quen ăn uống, ngủ, thường xuyên bị mệt mỏi, hoảng loạn.

Người bị trầm cảm cười thường che giấu các triệu chứng mà mình đang gặp phải. Họ luôn ở trong trạng thái không muốn làm gì, chán nản, mệt mỏi bên trong, tâm trạng cực kỳ tồi tệ nhưng có vẻ hoàn toàn hạnh phúc, hài lòng ở bên ngoài và kết thúc bằng việc mỉm cười.

Trầm cảm mỉm cười không được công nhận là một điều kiện trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) nhưng có thể được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm chủ yếu với các đặc điểm không điển hình .

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng “trầm cảm cười” là do người bệnh phải chịu quá nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống, chuyện tình cảm, học tập… Thường xuyên phải chiến đấu với các cảm xúc tiêu cực cũng gây ra chứng “trầm cảm cười”. Tuy nghe có vẻ dễ chịu nhưng hội chứng trên nếu mắc phải kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Để nhận biết hội chứng này bạn theo dõi những dấu hiệu dưới đây:

Các triệu chứng của trầm cảm mỉm cười là gì?

Một người trải qua trầm cảm mỉm cười sẽ bên ngoài vui vẻ hay hài lòng với những người khác. Tuy nhiên, bên trong, họ sẽ trải qua các triệu chứng đau khổ của trầm cảm.

Trầm cảm gây ảnh hưởng khác nhau đến từng người và có nhiều triệu chứng khác nhau, nổi bật nhất là nỗi buồn sâu thẳm, kéo dài. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Thường xuyên cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày mà không rõ nguyên nhân
  • Luôn phải cố gắng thức dậy vào mỗi sáng và miễn cưỡng thực hiện các hoạt động
  • Cảm thấy trống rỗng, mất tập trung khi tham gia vào các cuộc thảo luận, họp hành, vui chơi
  • Hoàn thành công việc khó khăn, mất tập trung trong công việc, cảm thấy thiếu năng lượng
  • Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực, hối lỗi, xấu hổ, hụt hẫng, không có động lực trong mọi việc
  • Không quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của bản thân, không có động lực để làm bất cứ việc gì
  • Thay đổi khẩu vị, cân nặng và giấc ngủ
  • Mệt mỏi hoặc thờ ơ
  • Cảm giác tuyệt vọng, thiếu tự tin và đánh giá thấp giá trị bản thân
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui khi làm những việc đã từng rất thích thú

Một số người mắc chứng trầm cảm có thể gặp một số hoặc tất cả những điều trên, nhưng ở nơi công cộng, những triệu chứng này sẽ chủ yếu sẽ không được bộc lộ ra. Nhìn từ bên ngoài, một người bị trầm cảm mỉm cười có thể trông giống như:

  • Một cá nhân tích cực, hoạt động cao
  • Có công việc ổn định, cuộc sống lành mạnh
  • Một người có vẻ vui vẻ, lạc quan và nói chung là hạnh phúc

Những người có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cười

Thay đổi lớn trong cuộc sống

Cũng như các loại trầm cảm khác, trầm cảm cười có thể được kích hoạt bởi một tình huống như một mối quan hệ tan vỡ hoặc mất việc, gặp nạn…

Kỳ vọng quá lớn

Tất cả chúng ta đôi khi có những kỳ vọng không thực tế về bản thân để trở nên tốt hơn hoặc mạnh mẽ hơn. Đôi khi đó là những kỳ vọng từ đồng nghiệp, cha mẹ, anh chị em, trẻ em hoặc bạn bè.

Khi mà kỳ vọng đó quá lớn mà bạn không thực hiện được sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất thất vọng dễ rơi vào tâm trạng hụt hẫng tột độ và kéo theo rất nhiều cảm xúc tiêu cực như: cảm thấy mình kém cỏi, mình làm không tốt, mình không được việc gì…

Làm thế nào được chẩn đoán trầm cảm cười?

Làm thế nào được chẩn đoán trầm cảm cười? 1

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm mỉm cười biểu hiện với các triệu chứng đối nghịch (mâu thuẫn) với những người trầm cảm cổ điển. Điều này có thể làm phức tạp quá trình chẩn đoán.

Những khó khăn khác khi chẩn đoán trầm cảm cười là nhiều người thậm chí ngay cả người bệnh cũng không nhận ra mình bị bệnh.

Có thể rất khó để phát hiện ra những người mắc chứng “trầm cảm mỉm cười”. Họ có vẻ như không có lý do để buồn – họ có một công việc ổn định, có một căn hộ để ở và thậm chí gia đình họ rất hoàn hảo. Họ luôn mỉm cười mỗi khi bạn chào họ. Nói tóm lại, họ đeo mặt nạ ra thế giới bên ngoài trong khi sống một cuộc sống dường như bình thường và năng động. Tuy nhiên, bên trong, họ cảm thấy vô vọng và suy sụp, thậm chí là có những suy nghĩ về việc kết thúc tất cả.

Để chẩn đoán bệnh chuyên gia y tế sẽ có một cuộc phỏng vấn người bệnh. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về các triệu chứng của bạn và bất kỳ thay đổi lớn trong cuộc sống đã xảy ra.

Người được chẩn đoán bệnh trầm cảm cười các triệu chứng phải kéo dài hơn hai tuần, hầu hết các ngày, gần như mỗi ngày. Những triệu chứng này ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ và xử lý các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ngủ, ăn và làm việc.

Điều trị trầm cảm cười

Bệnh trầm cảm cười rất ít người biết nhưng nó cũng khá phổ biến. Người trầm cảm cười chiếm từ 15% đến 40% những người bị trầm cảm mắc trầm cảm cười. Trầm cảm như vậy thường bắt đầu sớm trong cuộc sống và có thể kéo dài rất lâu. Nếu bạn bị trầm cảm mỉm cười, điều đặc biệt quan trọng là phải được giúp đỡ từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Tuy nhiên, những người mắc phải tình trạng này thường nhận thấy mình bị bệnh. Và khi biết mình bị bệnh họ cũng có thể cảm thấy tội lỗi và không nói cho ai biết về vấn đề của họ và cuối cùng cảm thấy xấu hổ về cảm xúc của họ.

Vậy, làm thế nào để phá vỡ chu kỳ này?

Thiền, yoga và một số hoạt động thể chất được chứng minh là có lợi ích sức khỏe tinh thần rất lớn. Trên thực tế, một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Rutgers ở Mỹ cho thấy những người áp dụng các bài tập thiền và hoạt động thể chất hai lần một tuần đã giảm gần 40% mức độ trầm cảm chỉ sau 8 tuần. Các bài tập này giúp cơ thể thoải mái, giảm bớt được căng thẳng, mệt mỏi từ công việc, cuộc sống gây ra.

Trị liệu hành vi nhận thức, học cách thay đổi cách suy nghĩ và hành vi của cũng là một cách để giảm thiểu biểu hiện mà bệnh gây ra. Và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống là điều vô cùng quan trọng. Nhà thần kinh học người Áo Viktor Frankl đã viết rằng nền tảng của sức khỏe tinh thần tốt là có mục đích trong cuộc sống. Ông Viktor Frankl cho rằng chúng ta không nên đặt mục tiêu quá lớn khiến bản thân trở nên căng thẳng, không có trách nhiệm và thách thức, mà là chúng ta nên phấn đấu cho một điều gì đó trong cuộc sống. Vì vậy, hãy tìm một mục tiêu đáng giá và cố gắng đạt được tiến bộ, bởi vì điều này thực sự có thể có tác động tích cực đến tâm lý của bạn.

Chúng ta cũng có thể tìm thấy mục đích bằng cách chăm sóc cho người khác. Khi chúng ta chú ý đến chúng ta và bắt đầu nghĩ về nhu cầu và mong muốn của người khác, chúng ta bắt đầu cảm thấy rằng cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Điều này có thể đạt được bằng cách tình nguyện, hoặc chăm sóc một thành viên gia đình hoặc thậm chí là con vật nuôi trong gia đình.

Những mục đích và những việc làm ý nghĩa trong cuộc sống sẽ khiến cho sức khỏe tinh thần của chúng ta ngày càng tốt hơn.

Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm với Ashami

Trầm cảm cười được coi là sát thủ giấu mặt trong xã hội hiện đại bởi theo thống kê cho thấy tỉ lệ dân số mắc bệnh ngày càng tăng. Đứng trước nguy cơ đó, các nhà khoa học đã không ngừng tìm kiếm một giải pháp toàn diện với chứng trầm cảm nói chung và trầm cảm cười nói riêng, trong đó thảo dược hoa Ban Âu được nhập khẩu từ Châu Âu.

Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm với Ashami 1

Từ lâu từ rất lâu, cao cỏ thánh John (cây Ban Âu) được sử dụng rộng rãi để điều trị cho các bệnh nhân mặc trầm cảm. Kết quả của các thử ngiệm so sánh cao hoa Ban Âu với giả dược cho thấy tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng cao hơn hẳn. Kết quả so sánh cao hoa Ban Âu với thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc SSRI tương ứng cho thấy hiệu quả tương đương. Ngoài ra các bệnh nhân mắc trầm cảm sử dụng cao hoa Ban Âu có tỉ lệ bỏ thuốc do tác dụng phụ thấp hơn hẳn so với các loại thuốc chống trầm cảm tiêu chuẩn.

Ashami được sản xuất theo công nghệ hiện địa dưới dạng viên nén tiện dùng. Với nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên sản phẩm rất an toàn không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài

Thành phần trong 1 viên cứng Ashami được phân tích như sau:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Hy vọng rằng qua bài viết này có thể giúp bạn có thêm thông tin cần thiết về bệnh trầm cảm cười. Nếu còn thắc mắc gì thêm bạn vui lòng comment ở bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp lại cho bạn ngay.

Bạn có thể quan tâm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?