3 bước phác đồ điều trị trầm cảm người bệnh và người nhà cần nắm vững

Phác đồ điều trị trầm cảm cung cấp các trình tự và thao tác điều trị bệnh trầm đã được vạch sẵn. Người bệnh và người nhà cần nắm vững phác đồ điều trị để hiểu các thông tin ngắn gọn nhưng đầy đủ về các bước xử lý chữa trầm cảm.

 

Giống như các bệnh lý khác phác đồ điều trị bệnh trầm cảm bao gồm 3 bước chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng (các xét nghiệm) và điều trị. Trước tiên bạn nên đọc trước: Thế nào là bệnh trầm cảm?

CHẨN ĐOÁN – Bước đầu trong phác đồ điều trị trầm cảm

Bước đầu tiên trong điều trị trầm cảm là đánh giá tình trạng trầm cảm của người bệnh thông qua các triệu chứng trầm cảm đặc trưng và phổ biến, cụ thể:

Các triệu chứng trầm cảm được chia thành:

3 triệu chứng trầm cảm đặc trưng:

  • Khí sắc trầm
  • Mất mọi quan tâm và thích thú
  • Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động

7 triệu chứng trầm cảm phổ biến:

  • Giảm sút sự tập trung và sự chú ý
  • Giảm sút tính tự trọng và lòng tin
  • Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
  • Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan
  • Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Ăn ít ngon miệng hoặc ăn nhiều

Đánh giá mức độ trầm cảm:

Trầm cảm nhẹ:

  • Có ít nhất 2 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
  • Có ít nhất 2 triệu chứng phổ biến khác
  • Không có triệu chứng nào ở mức độ nặng
  • Thời gian tối thiểu của các triệu chứng phải là 2 tuần
  • Bệnh nhân khó tiếp tục công việc hàng ngày và hoạt động xã hội, nhưng có khả năng không dừng hoạt động hoàn toàn. (Có hoặc không có các triệu chứng cơ thể)

Trầm cảm vừa:

  • Có ít nhất 2 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
  • Có ít nhất 3 triệu chứng phổ biến khác
  • Nhiều triệu chứng biểu hiện rõ rệt, nhưng không nhất thiết có rất nhiều triệu chứng khác nhau.
  • Thời gian tối thiểu của các triệu chứng phải là 2 tuần
  • Bệnh nhân gặp khó khăn để tiếp tục hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình. (Có hoặc không có các triệu chứng cơ thể)

Trầm cảm nặng:

  • Có cả 3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
  • Có ít nhất 4 triệu chứng phổ biến khác
  • Một số triệu chứng phải đặc biệt nặng như: giảm 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng, khí sắc giảm về buổi sáng, chậm chạp tâm lý vận động, thức giấc sớm, sững sờ, hoang tưởng và ảo giác.
  • Thời gian kéo dài của các triệu chứng ít nhất là 2 tuần, nhưng các triệu chứng nặng và khởi phát rất nhanh thì có thể làm chẩn đoán này trước 2 tuần.
  • Bệnh nhân ít có khả năng tiếp tục được công việc xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình. (Có hoặc không có các triệu chứng cơ thể).
  • Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần: không có các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm.
  • Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần: có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm. Hoang tưởng, ảo giác có thể phù hợp hoặc không phù hợp với rối loạn khí sắc.

Ngoài ra, bệnh trầm cảm còn có chẩn đoán theo thể bệnh:

  • Giai đoạn trầm cảm: chỉ bị 1 giai đoạn trầm cảm
  • Rối loạn trầm cảm tái diễn: có sự tái phát của những giai đoạn trầm cảm
  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: giai đoạn trầm cảm xen kẽ với giai đoạn hưng cảm.

Chẩn đoán phân biệt:

Trước khi đưa ra chẩn đoán xác đinh, một chẩn đoán sơ bộ và các khả năng khác có thể được đưa ra, phác đồ điều trị trầm cảm sau đó có thể bổ sung các xét nghiệm sâu hơn để làm rõ chẩn đoán.

Nguyên nhân thực thể:

  • Thuốc: Các thuốc thường gây trầm cảm như : reserpin, propranolol, steroids, methyldopa, rượu, bồ đà, các chất gây ảo giác, thuốc ngừa thai, có thể gặp trong bệnh cảnh cai thuốc của amphetamin, benzodiazepin, barbiturate.
  • Nhiễm trùng: viêm gan, viêm phổi, monoclucleosis (nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân).
  • Ung bướu: các triệu chứng trầm cảm xuất hiện sớm, đặc biệt ung thư đầu tuỵ.
  • Rối loạn nội tiết: các bệnh đái tháo đường, các bệnh tuyến giáp, thượng thận, tuyến yên có nguy cơ gây trầm cảm cao,
  • Rối loạn ở hệ thần kinh trung ương: các cơn tai biến mạch máu não, u não.
  • Các bệnh hệ thống: bao gồm thiếu máu, suy dinh dưỡng là nguyên nhân thường gặp.

Các bệnh tâm thần:

  • Sa sút trí tuệ
  • Phản ứng tâm lý đối với các bệnh thực thể
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Tang tóc
  • Rối loạn nhân cách
  • Nghiện rượu
  • Lo âu

XÉT NGHIỆM  – Thao tác tiếp theo trong phác đồ điều trị trầm cảm

Phác đồ điều trị trầm cảm bao gồm các xét nghiệm cơ bản sau:

  • Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy, chức năng gan, chức năng thận.
  • Tìm chất ma túy trong nước tiểu: test nhanh 4 hoặc 5 chỉ số.
  • Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Dopller mạch máu não
  • Điện tâm đồ, X-quang tim phổi
  • CT, MRI sọ não.
  • Trắc nghiệm tâm lý: Beck, Hamilton, MMPI, Test PHQ-9, Zung, thang DASS.
  • Các xét nghiệm chuyên khoa khác nếu cần.

ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM – Dựa trên chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng

1. Nguyên tắc điều trị

  • Có dấu hiệu hưng cảm phải giảm hoặc ngừng thuốc.
  • Nếu có ý tưởng tự sát nên dùng thuốc chống loạn thần hay ECT + thuốc chống trầm cảm.
  • Giải thích cho bệnh nhân không sợ nghiện thuốc. Thuốc không có tác dụng ngay, sau 2-3 tuần thuốc mới có tác dụng.
  • Tùy tình trạng bệnh nhân để có chỉ định phối hợp thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều hòa khí sắc tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
  • Giải thích khi có tác dụng phụ.
  • Giấc ngủ và ngon miệng hồi phục đầu tiên
  • Duy trì thuốc tối thiểu trong 6 tháng với liều hiệu quả – sau đó giảm liều dần.
  • Có thể phối hợp nhiều thuốc chống trầm cảm nếu không đáp ứng.

Thường điều trị hóa dược là chủ yếu, kết hợp với các liệu pháp tâm lý. Đối với bệnh nhân trầm cảm nặng, chán ăn, các bệnh cơ thể kèm theo, có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát cần đưa vào theo dõi đặc biệt.

2. Hóa dược

Thuốc và liều dùng dựa trên tình trạng sức khỏe, các thuốc khác người bệnh đang dùng và đáp ứng điều trị của người bệnh, bao gồm các loại sau:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc điều hòa khí sắc
  • Thuốc chống lo âu
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn não & bồi bổ thần kinh

Tham khảo chi tiết các loại thuốc điều trị trầm cảm tại đây: Thuốc điều trị trầm cảm

3. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu trầm cảm nhằm tác động tâm lý một cách tích cực, nhằm tác động tâm lý một cách tích cực, có hệ thống vào mục đích phòng và chữa bệnh như phục hồi chức năng tâm lý xã hội, giúp họ sớm thích nghi hòa nhập với cuộc sống trong cộng đồng.

Có nhiều liệu pháp điều trị tâm lý cho người bị trầm cảm khác nhau. Mỗi người bệnh lại có phương pháp điều trị phù hợp riêng, có người thích làm việc 1-1 với chuyên gia tâm thần, người khác lại thấy điều trị theo nhóm mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt với họ hơn. Các liệu pháp tâm lý trị liệu phổ biến hơn cả là liệu pháp nhận thức, liệu pháp hành vi, liệu pháp gia đình.

4. Nhập viện điều trị trầm cảm

Nếu mức độ trầm cảm ở giai đoạn vừa và trầm cảm nặng, người bệnh có thể phải nhập viện để điều trị kéo dài và để được chăm sóc bởi một đội ngũ chuyên gia tâm thần chuyên nghiệp. Người bệnh cần nhập viện khi bệnh nhân có:

  • Hành vi tự sát
  • Bỏ ăn
  • Kích động
  • Tình trạng khẩn cấp khác

Bên cạnh sử dụng phác đồ điều trị trầm cảm, có thể đưa vào các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, lao động hợp lý, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học… để quá trình điều trị bệnh trầm cảm đạt hiệu quả tốt.

 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?