Bạn có thể chết vì trầm cảm?

Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm lý. Ngoài ra, trầm cảm có thể khiến người bệnh có suy nghĩ lệch lạc, cảm thấy muốn chết, đây là điều ám ảnh với nhiều người. Ý nghĩ muốn tự sát, thường xảy ra ở những người bệnh trầm cảm nặng nếu không nhận biết và điều trị sớm.

Bạn có thể chết vì trầm cảm? 1

Bạn có thể chết vì trầm cảm không?

Bệnh trầm cảm biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau. Tự tử chính là mức độ cuối cùng, mức nặng nhất của căn bệnh trầm cảm, đây là giới hạn cuối cùng sau những rối loạn nghiêm trọng và kéo dài về tâm lý.

Theo thống kê, tỷ lệ trầm cảm dẫn đến tự sát ở độ tuổi từ 15-25 là khác cao. Nguy cơ của tự tử vì trầm cảm thường liên quan đến những tác nhân mà người bệnh thường xuyên phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày.

Với những người trầm cảm nặng, tự tử là mối đe dọa thực sự. Những lúc bệnh nhân suy nghĩ về sự kết thúc, nảy ra ý tưởng tự sát và bắt đầu có hành vi tìm đến cái chết. Khi đó, người bệnh dường như không còn kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của bản thân. Với họ, tự tử là cách duy nhất giúp giải thoát bản thân khỏi những nỗi ám ảnh, đau khổ dằn vặt trong thời gian dài.

Trầm cảm nặng gây ra không ít mất mát, đau buồn cho nhiều gia đình, khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Để hạn chế và can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, chúng ra cần nhận biết các dấu hiệu trầm cảm nặng.

Triệu chứng của trầm cảm nặng là gì?

Dấu hiệu của trầm cảm nặng thường là rõ ràng nhất là hành vi muốn tự tử, kết thúc bằng cách chết. Dấu hiệu này hoàn toàn có thể kiểm soát được khi chúng ta nhận thấy những bất thường ở người bệnh. Người bị trầm cảm nặng có 2 triệu chứng chính cốt lõi và hầu hết các triệu chứng liên quan của bệnh trầm cảm và có thể có thêm một số dấu hiệu khác.

Triệu chứng chính

  • Tâm trạng buồn bã, bi quan trước mọi việc, có thể có kèm theo triệu chứng khóc lóc.
  • Không có hứng thú hay động lực trong mọi việc kể cả những sở thích, thú vui trước đây.

Triệu chứng liên quan

  • Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ hay ngủ rất nhiều.
  • Thay đổi khẩu vị, có thể khiến người bệnh tăng cân hay giảm cân bất thường.
  • Chuyển động chậm chạp hoặc dễ bị kích động
  • Cảm giác tội lỗi, thất vọng về bản thân.
  • Mệt mỏi.
  • Khó khăn trong việc tập trung hoặc giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.

Một số triệu chứng khác

  • Ở giai đoạn trầm cảm nặng, người bệnh thậm chí không thể thực hiện các hoạt động sơ đẳng nhất trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Một số trường hợp còn mắc thêm các chứng bệnh hoang tưởng, bệnh ảo giác.
  • Tâm trạng buồn bã, rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm.

Xem thêm:Vì sao ngày càng nhiều người mắc trầm cảm

Hậu quả của nghiêm trọng của trầm cảm nặng là cái chết

Theo nghiên cứu và thống kê có đến 75% các trường hợp tự sát có nguyên nhân là trầm cảm chủ yếu. Ước tính, trên toàn cầu có khoảng gần 3000 người tự tử mỗi ngày và 70% trong số đó liên quan đến trầm cảm, người bệnh muốn giải thoát sự đau khổ trong cuộc sống thực tại . Chính vì vậy, chúng ta không được xem thường các triệu chứng trên của trầm cảm.

Hầu hết bệnh nhân trầm cảm nặng đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn thì họ có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát. Bệnh nhân cho rằng bệnh nhân từ chối điều trị và cho rằng chết đi cho đỡ đau khổ.

Khi phát hiện ra ý định tự sát ở bệnh nhân trầm cảm, thì cần điều trị chuyên khoa Tâm thần ngay.

Trầm cảm nặng có chữa được không?

Trầm cảm nặng có thể dẫn đến tử vong, do đó không nên xem thường căn bệnh này. Khi thấy bạn bè, người thân có những dấu hiệu trầm cảm cần đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi người bệnh có ý định tìm đến cái chết.

Bệnh trầm cảm có thể điều trị được bằng phương pháp sử dụng thuốc. Tại đây, người bệnh sẽ được điều trị nguyên nhân và sự quan tâm chăm sóc của gia đình và bạn bè xung quanh.

Y học hiện đại đã tìm ra nhiều loại thuốc chống trầm cảm, sử dụng đúng liều lượng, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, tỷ lệ chữa khỏi bệnh trầm cảm là rất cao. Theo đó, bác sĩ có thể kê một số nhóm thuốc chống trầm cảm như:

  • Nhóm SSRI: Citalopram, Escitalopram, Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline.
  • Nhóm SNRI: Venlafaxine.
  • Nhóm TCA (chống trầm cảm 3 vòng): Amitripityline. Lưu ý: nhóm thuốc này có thể ảnh hưởng đến dẫn truyền nhĩ thất. Nhóm thuốc này cũng có thể tương tác với các thuốc điều trị bệnh lý nội khoa nên thường ít dùng cho người lớn tuổi.
  • Nhóm NDRI: ít gặp.
  • Nhóm SRA: Trazodone, Mirtazapine.

Cách thoát khỏi trầm cảm

Một số phương pháp ngăn ngừa tự sát do trầm cảm

Trò chuyện với bệnh nhân

Người bệnh trầm cảm nặng muốn tự tử sẽ thu mình lại, tách biệt với mọi người cùng tâm trạng u ám. Lúc này, người thân cần ở bên lắng nghe, chia sẻ tâm tư, tình cảm, nỗi đau mà người bệnh đang trải qua. Cùng với đó, luôn sát sao, theo dõi không được để họ rời tầm mắt

Giải quyết những vấn đề gây căng thẳng

Bạn nên chia sẻ để có thể gợi họ nói lên những vấn đề khiến người bệnh căng thẳng: tiền bạc, tình cảm, nỗi đau mất má, chán nản, mệt mỏi…Khi đã hiểu được vấn đề, khuyên nhủ họ buông bỏ muộn phiền và những suy nghĩ tiêu cực, có thể gợi ý bệnh nhân học lối sống tối giản, tiếp tục bước về phía trước. Trường hợp không thể giải quyết được vấn đề, ít nhất bạn nên tìm cách giúp bệnh nhân tránh xa những đối tượng, sự việc dễ gây căng thẳng.

Tìm kiếm hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý

Những bệnh nhân trầm cảm nặng thường cô lập bản thân, khó để nhận ra mình đang cần được giúp đỡ hay điều trị về tâm lý. Triệu chứng này kéo dài mà không chữa trị, rủi ro trầm cảm dẫn đến tự sát lại càng cao. Vì vậy, nhận ra triệu chứng bệnh trầm cảm từ sớn, nhất là khi có những biểu hiện, suy nghĩ tiêu cực để có thể kịp thời tự cứu lấy mình và cứu người thân, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Chính vì vậy, người bệnh trầm cảm nên được điều trị từ sớm với bác sĩ tâm lý để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Với những đối tượng có dấu hiệu trầm cảm khi điều trị một bệnh lý nào đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì các thuốc sử dụng có thể gây cản trở quá trình điều trị.

Phương pháp giúp vượt qua trầm cảm

Để thoát khỏi trầm cảm, người bệnh cần quyết tâm và kiên trì. Bên cạnh những hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên tham khảo một số phương pháp sau để giúp ích trong quá trình vượt qua trầm cảm của mình:

  • Làm mới lại các mối quan hệ. Nếu bạn đã rút lui khỏi cộng đồng, hãy từng bước quay lại, chỉ đơn giản là ra ngoài và gặp gỡ mọi người, đi uống cà phê…
  • Tập yoga hoặc tập thiền. Cảm giác lo âu, trầm cảm, giận dữ và các triệu chứng về thần kinh được cải thiện một cách đáng kể khi bạn tập yoga trong thời gian dài.
  • Chia sẻ với bạn bè, người thân: Hãy chia sẻ với bạn bè và gia đình bạn, việc tìm kiếm sự an ủi có thể giúp giảm trầm cảm.
  • Quan tâm đến bản thân trong thời điểm hiện tại, không quá chú trọng đến những mục tiêu xa vời.
  • Đừng quá quan tâm đến những suy nghĩ của người khác về bản thân.
  • Học cách chấp nhận thực tế cuộc sống không hoàn hảo như mình mong muốn…

Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh trầm cảm có thể dẫn tới tự tử. Những con số thống kê giúp chúng rấy lên hồi chuông báo động về sự nguy hiểm và hệ lụy của bệnh trầm cảm. Bệnh trầm cảm không trừ một ai, chính vì thế, bạn đừng bỏ qua lời than phiền của ai đó về chán nản hay mệt mỏi trong cuộc sống. Hãy giúp họ có những lời khuyên, lắng nghe họ cùng họ vượt qua, can đảm đối mặt với nó và chia sẻ với mọi người để nhận được sự giúp đỡ và sống vui vẻ, tránh xa bệnh trầm cảm  nhé!

Phương pháp giúp vượt qua trầm cảm 1

Khi nào trầm cảm được coi là nghiêm trọng?

Trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần cũng như sức khỏe của người bệnh và những người thân xung quanh. Bệnh trầm cảm khi nào được coi là trầm trọng? Bạn tham khảo thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết.

Xem chi tiết

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?