Tại sao ngày nay nhiều người bị trầm cảm?

Trầm cảm là một chứng rối loạn về tâm lý, nó khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn bã, mệt mỏi, không có hứng thú. Cảm giác này kéo dài trong thời gian dài và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, suy nghĩ và hành động, các mối quan hệ xã hội của người bệnh. Chứng trầm cảm khiến người bệnh khó có thể làm việc và sinh hoạt bình thường với bạn bè xung quanh, các mối quan hệ, sinh hoạt như bình thường. Nghiêm trọng hơn cả là chúng có thể khiến người bệnh có những hành động tự làm tổn thương bản thân, làm đau bạn thân, nặng nề nhất là có thể dẫn tới hành động muốn tự tử.

Có nhiều dạng trầm cảm khác nhau như:

  • Trầm cảm sau khi chia tay,
  • Trầm cảm theo mùa,
  • Trầm cảm do stress,
  • Trầm cảm khi mang thai,
  • Trầm cảm sau sinh…

 1

Triệu chứng dễ nhận biết ở trầm cảm

Theo nghiên cứu và phân loại bệnh DSM – V của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, những người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm khi họ có tối thiểu 5 trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm dưới đây:

1/ Buồn bã, chán nản và trầm uất gần như tất cả thời gian trong ngày:

Đây là dấu hiệu đặc trưng của những người mắc bệnh trầm cảm, khi có triệu chứng này tức là hầu hết thời gian họ cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, than phiền về cuộc sống và có cảm giác trống rỗng, vô vọng, không thiết tha điều gì.

2/ Giảm hứng thú trong tất cả hoặc đa số với những sở thích, hoạt động trước kia:

Những người mắc bệnh trầm cảm, họ thường có cảm thấy không có hứng thú với các hoạt động. Hầu hết thời gian họ đều xu hướng thích ở một mình, không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội hay các mối quan hệ, các hoạt động giao tiếp.

3/ Mệt mỏi, mất năng lượng:

Các bệnh nhân  mắc trầm cảm thường cảm thấy không có sức lực để làm việc hay tham gia các hoạt động. Nhiều bệnh nhân nói rằng mình cảm thấy cạn kiệt sức lực, không muốn làm bất cứ việc gì.

4/ Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ:

Người mắc bệnh trầm cảm thường rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ. Họ có thể ngủ nhiều hơn bình thường hoặc không thể ngủ, trạng thái luôn lờ đờ, mơ màng hoặc mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, tỉnh giấc nhiều lần giữa đêm, kèm theo triệu chứng lo âu, bồn chồn.

5/ Tăng giảm cân ngoài ý muốn:

Người bệnh trầm cảm thường rối loạn ăn uống, có thể họ ăn rất nhiều, ăn không thấy no hoặc không muốn ăn, ăn không thấy ngon miệng nên rơi vào cảm giác chán ăn, bỏ ăn nên tăng giảm cân thất thường.

6/ Rối loạn vận động:

Người bệnh trầm cảm luôn cảm thấy mệt mỏi nên cơ thể chậm chạp, trì trệ trong cả hoạt động, cử chỉ, lời nói và suy nghĩ. Người bệnh giao tiếp bằng giọng nói đều đều, mắt lơ đãng nhìn xa xăm. Nhiều người bệnh luôn lo âu, bồn chồn và không thể ngồi yên một chỗ.

7/ Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, hoặc không quyết định được:

Người bị trầm cảm thường suy nghĩ chậm chạp hơn, có thể trở nên đãng trí, không thể tập trung làm bất cứ điều gì, kể cả việc đơn giản như xem tivi, đọc báo, đọc sách…

8/ Cảm giác vô giá trị và sự mặc cảm quá mức:

Người bệnh có xu hướng đánh giá thấp bản thân mình, mất tự tin, thường tự trách mình ngay cả khi chỉ mắc những lỗi nhỏ. Thậm chí người bệnh có thể hoang tưởng, tự nghĩ ra lỗi, tự buộc tội chính bản thân mình.

9/ Có những suy nghĩ tiêu cực, có ý nghĩ về cái chết:

Người bị bệnh trầm cảm thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực. Luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, không tha thiết cuộc sống khiến họ có những suy nghĩ, hành động làm tổn thương bản thân, có ý nghĩ muốn tự tử và thậm chí lên kế hoạch tự tử.

Xem đầy đủ:Triệu chứng cơ bản của trầm cảm

Triệu chứng dễ nhận biết ở trầm cảm 1

Tại sao ngày càng có nhiều người mắc trầm cảm?

Theo thống kê về bệnh trầm cảm tại Việt Nam, có tới 6% dân số mắc trầm cảm riêng ở TP. Hồ Chí Minh. Nếu như trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 – 65 tuổi, thì hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 – 27 tuổi. Ngoài ra ở nữ giới dễ mắc trầm cảm hơn là ở nam giới, theo thống kê trung bình cứ có 2 bệnh nhân nữ thì có 1 nam giới mắc trầm cảm. Tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa, số lượng bệnh nhân đến thăm khám bệnh lý liên quan tới trầm cảm tăng 20-30%/ năm.

Một trong những nguyên nhân thường thấy ở những người mắc trầm cảm là do:

  • Cuộc sống hiện đại, những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình khiến bệnh nhân lo âu, mệt mỏi và không thể vượt qua.
  • Việc thường xuyên gặp áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ, kì vọng, sức ép của cha mẹ đè nặng lên con cái trong việc học hành, thi cử dễ khiến thanh thiếu niên rơi vào trạng thái căng thẳng với tất cả mọi chuyện, không thể kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình. Đây cũng là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay
  • Tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của cuộc sống hiện đại khiến áp lực công việc gia tăng, bộ não làm việc quá tải, cảm giác cô độc, quá lệ thuộc vào mạng xã hội, tỷ lệ người bị stress ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng cũng là những nguyên nhân khiến trầm cảm ngày càng phổ biến hiện nay.
  • Một bộ phận thanh thiếu niên thường lạm dụng rượu, thuốc lá, chất kích thích như một cách giải tỏa cho những rối loạn tâm thần. Điều này không những không cải thiện được sức khỏe mà còn khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, thậm chí có những hành vi gây nguy hiểm với xã hội.
  • Uống rượu quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Uống rượu và uống thuốc khác cũng gây ra tương tác bất lợi, tương tác này xảy ra và làm cho chứng trầm cảm trầm trọng hơn.
  • Sử dụng thuốc bừa bãi, không theo đơn bởi một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ trầm cảm như thuốc chữa cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc gây ngủ, ….. Đôi khi uống nhiều loại thuốc chữa các bệnh khác nhau sẽ tương tác với nhau và có loại tương tác có lợi xong cũng có loại tương tác bất lợi và gây ra bệnh trầm cảm.

Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử ở Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông.

Tại sao ngày càng có nhiều người mắc trầm cảm? 1

Áp lực cuộc sống, công việc, thi cử là nguyên nhân khiến trầm cảm gia tăng

Bệnh trầm cảm nên khám ở đâu tại Hà Nội?

Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Tầng 1, nhà T6, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Thời gian làm việc:

  • Thứ 2 – Thứ 6: khám từ 6h50 – 16h00
  • Thứ 7, Chủ nhật: khám từ 7h30 – 16h00

Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

Địa chỉ: Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội

Thời gian làm việc:

  • Thứ 2, thứ 6: Khám từ: 7h30 – 17h00

Khoa Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, HN

Thời gian khám:

  • Thứ 2 – Thứ 6: Khám từ 7h30 – 14h30;
  • Thứ 7: 7h30 – 11h30

Phòng khám Tâm thần KaZuO

  • Địa chỉ: Ô số 13+14, Trung Yên 6, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân Y 103

Địa chỉ : 261 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội

Thời gian khám:

  • Thứ 2 – thứ 6: 7h30 – 16h30

Bệnh trầm cảm nên khám tại đâu ở TP. Hồ Chí Minh?

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TPHCM

Thời gian khám:

  • Thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 16h30
  • Thứ 7: 6h30 – 12h00

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 TPHCM

Địa chỉ: 20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TPHCM

Thời gian khám: 

  • Thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 16h30
  • Thứ 7: 6h30 – 12h00

Bệnh viện Tâm thần TPHCM

Địa chỉ: 66 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TPHCM

Thời gian khám:

  • Thứ 2 – thứ 6 khám :7h30 – 16h30

Bệnh viện FV

Địa chỉ: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng),Q7, TP.HCM.

Thời gian khám :

  • Thứ 2 – thứ 6: 13h00 – 17h00

Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần kinh – Bác sĩ Trần Minh Khuyên

Địa chỉ: 96 Phú Thọ, Phường 2, Quận 11, TPHCM

Thời gian khám:

  • Thứ 2 – thứ 7: 17h00 – 20h00

Trầm cảm là căn bệnh có thể dự phòng được

Trầm cảm là căn bệnh có thể dự phòng được 1

Bệnh trầm cảm nên được chú ý và điều trị kịp thời bởi bệnh nếu không được điều trị, các triệu chứng của chúng tiếp tục trong nhiều tuần, nhiều năm và chúng có xu hướng nặng dần. Người mắc trầm cảm sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập và cuộc sống hàng ngày, thậm chí dẫn đến ý muốn tự tử. Tuy nhiên, bệnh trầm cảm có thể dự phòng được. Điều quan trọng là người bệnh nên được tạo môi trường sống, môi trường học tập, làm việc lành mạnh và quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, cộng đồng là vô cùng quan trọng để dự phòng và kiểm soát trầm cảm:

  • Bất cứ ai cũng có thể mắc trầm cảm và trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối
  • Người bệnh trầm cảm nên được trò chuyện, sẻ chia, tâm sự bởi đây là biện pháp đơn giản nhất để phòng và điều trị trầm cảm.
  • Khi có suy nghĩ mình mắc trầm cảm, bạn hãy tích cực giao tiếp với mọi người, chia sẻ với ai đó mà bạn tin cậy về cảm giác và suy nghĩ của mình.
  • Bạn hãy tiếp tục làm việc, tích cực tập luyện thể dục thể thao. Ngoài ra hãy tránh xa các chất kích thích, gây nghiện.
  • Khi cần trợ giúp về y khoa và chuyên môn bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe.

=> Với bệnh trầm cảm, bệnh lý về tâm lý, điều quan trọng là bạn phải vượt qua được chính bản thân mình và yêu cầu giúp đỡ là một dấu hiệu của sức mạnh.

Có thể bạn quan tâm: Phác đồ điều trị căn bệnh trầm cảm

Ashami- Hỗ trợ điều trị trầm cảm

Điều trị trầm cảm lo âu chưa bao giờ là đơn giản và cần người bệnh tuân thủ hướng dẫn điều trị nghiêm ngặt cũng như cần kiên trì trong thời gian dài. Chính vì vậy việc tìm kiếm phương pháp mới và an toàn hiệu quả để có thể hỗ trợ điều trị là vô cùng quan trọng.

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm 1

Trong những năm gần đây, có một phương pháp được nhiều người lựa chọn và đem lại hiệu quả đó là sử dụng thảo dược có chứa thành phần chính chiết xuất từ hoa Ban Âu, kết hợp với Bạch Quả… giúp cải thiện tốt chứng căng thẳng lo âu, thần kinh mệt mỏi, giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh, từ đó giúp đẩy lùi trầm cảm một cách hiệu quả.

Phân tích về thành phần trong 1 viên cứng Ashami:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép, hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình sử dụng (khoảng 4 tháng). Thậm chí, ở những người căng thẳng thần kinh mức nhẹ thì chỉ dùng 2 tuần đã thấy cải thiện rõ rệt.

Hy vọng những điều ít được biết về trầm cảm trên đây sẽ giúp bạn có những thông tin đúng đắn hơn. Từ đó giúp những người xung quanh hoặc chính bản thân mình. Hoặc ít nhất là không khiến những người bị trầm cảm thấy tồi tệ hơn.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?