Mối liên hệ giữa trầm cảm và suy nhược thần kinh

Trầm cảm và suy nhược thần kinh là hai căn bệnh về tâm thần xảy ra do áp lực về công việc, cuộc sống khiến họ bị mất cân bằng về tinh thần, tâm lý. Liệu trầm cảm và suy nhược thần kinh có phải là luôn song hành, đi đôi với nhau hay không?

Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh là gì? 1

Suy nhược thần kinh là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một thời kỳ đau khổ tinh thần dữ dội. Đây là hội chứng thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não gây ra. Bệnh khá phổ biến ở cuộc sống hiện đại ngày nay, nguyên nhân được xác định do các vấn đề về tâm lý, stress, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống, môi trường làm việc có sự biến đổi…

Suy nhược thần kinh khá phổ biến ở lứa tuổi thanh niên và trung niên với các triệu chứng như: Mất ngủ mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, lo lắng, nhức đầu, tim đập nhanh, huyết áp cao, thiếu sức chịu đựng, có vẻ kiệt sức và tâm trạng chán nản…

Ngoài ra, người bị suy nhược thần kinh có các triệu chứng tương tự như trầm cảm, bao gồm:

  • Mệt mỏi nhiều dù nghỉ ngơi cũng không có dấu hiệu hồi phục
  • Mất tập trung, suy giảm trí nhớ
  • Mất ngủ nghiêm trọng
  • Luôn có tâm trạng lo lắng thái quá…

Thuật ngữ này đã từng được sử dụng để chỉ một loạt các bệnh tâm thần, bao gồm:

  • Phiền muộn
  • Lo âu
  • Rối loạn căng thẳng cấp tính

Suy nhược thần kinh thường được xem là giai đoạn mà căng thẳng về thể chất và tinh thần trở nên không thể chịu đựng được và làm suy giảm khả năng hoạt động của một người.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là chứng bệnh rối loạn tâm thần, gây ra cảm giác buồn bã hoặc mất hứng với những việc làm trước đó, nguyên nhân chính là do căng thẳng kéo dài. Những rối loạn trong hoạt động của não bộ khiến cho người bệnh biểu hiện ra thành những bất thường trong suy nghĩ và hành vi.

Biểu hiện chính của trầm cảm là sự buồn rầu, chán nản, khí sắc trầm uất, người bệnh có cảm giác tự ti, hạ thấp bản thân, mất hứng thú kéo dài và giảm năng lượng (mệt mỏi), luôn cảm thấy có lỗi.

Mối liên hệ giữa trầm cảm và suy nhược thần kinh

Theo y khoa, trầm cảm được chia thành ba nhóm chính là:

  • Trầm cảm nội sinh do rối loạn hormon của cơ thể gây ra
  • Trầm cảm vì bệnh thực tổn do chấn thương hoặc bệnh ảnh hưởng tới não bộ
  • Trầm cảm vì suy nhược thần kinh

Theo Tổ chức Y Tế thế giới, có khoảng 5% dân số có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tỷ lệ hiện mắc bệnh hiện là 2-3% ở nam, 4-9% ở nữ; nếu tính trong cả cuộc đời thì tỷ lệ mắc là 7-12% ở nam và 20-25% ở nữ.

Người bị suy nhược thần kinh sẽ gặp phải các triệu chứng tương tự như trầm cảm: Mệt mỏi nhiều dù nghỉ ngơi cũng không hồi phục, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, mất ngủ nghiêm trọng, lo âu… Ngoài ra, người bị suy nhược thần kinh luôn có cảm giác mình mắc bệnh nhưng khi thăm khám lại không phát hiện ra bệnh. Suy nhược thần kinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách không chỉ khiến việc điều trị kéo dài hơn mà nó còn khiến cho người bệnh sa sút tinh thần, suy giảm sức khỏe, mất định hướng vào cuộc sống và có thể gây ra bệnh trầm cảm. Chính vì vậy, bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm sẽ diễn ra song hành nếu không được điều trị kịp thời và khi đó việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Trầm cảm là căn bệnh tâm thần khá nguy hiểm trong xã hội hiện đại. Nó không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc của người bệnh mà còn gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với hệ thần kinh và gây ra vô vàn những biến chứng với hệ tim mạch và là căn nguyên gây ra các bệnh như tiểu đường, béo phì, ung thư…

Vì vậy, khi có những dấu hiệu của suy nhược thần kinh, người bệnh cần có biện pháp điều trị sớm để tránh chuyển sang bệnh trầm cảm. Bên cạnh việc điều trị sớm, đúng cách, người bệnh cần thay đổi lối sống tích cực, tránh xa căng thẳng, stress, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập yoga, tập thiền… để góp phần làm giảm căng thẳng, làm giảm khả năng phát triển của bệnh.

Điều quan trọng là bạn cần đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và lựa chọn được những biện pháp thay đổi lối sống cũng như biện pháp giúp giảm căng thẳng hợp lý để quá trình điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?