Ngược đãi là gì? Và các dạng ngược đãi

Ngược đãi là hành vi làm hại hay kiểm soát người khác. Ngược đãi có thể là ngược đãi về cơ thể, lời nói hoặc cảm xúc. Tất cả các hình thức ngược đãi đều có thể gây ra tổn thương và những sang chấn tâm lý cho nạn nhân.

Ngược đãi là gì?

Ngược đãi là gì? 1

Ngược đãi là sử dụng hành động, lời nói làm tổn thương, hãm hại và kiểm soát người khác. Ngược đãi gây nên những chấn thương khó lành về tâm lý, những chấn thương này khác hoàn toàn so với những chấn thương trên cơ thể do tai nạn gây ra.

Nạn nhân của ngược đãi thường bị rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi và có những cảm xúc tiêu cực. Họ luôn cảm thấy lo lắng, bất an, hay hồi tưởng lại những vấn đề đã gặp phải. Nếu những biểu hiện này kéo dài nạn nhân có thể rơi vào trạng thái trầm cảm.

Các dạng ngược đãi

Có rất nhiều dạng ngược đãi. Chúng có thể được phân chia theo hình thức hoặc theo phạm vi ngược đãi.

Phân chia ngược đãi theo hình thức

  •  Ngược đãi thể chất (Physical Abuse): là một người cố tình gây những tổn hại về mặt thể chất đối với một người khác. Hình thức ngược đãi này bao gồm những hành vi đánh đập gây thương tích cho người khác và nặng thì có thể gây khuyết tật, tàn tật.
  •  Ngược đãi tình dục (Sexual Abuse): Là tất cả hình thức xâm phạm tình dục được thực hiện khi không có sự đồng thuận của cả 2 bên. Ví dụ như hành vi hiếp dâm, lạm dụng tình dục trẻ em, loạn luân hay các hình thức bạo lực tình dục khác.
  •  Ngược đãi tâm lý (Emotional/Psychological Abuse): là một dạng đánh vào tâm lý nhằm kiểm soát một người khác. Ngược đãi về tâm lý bao gồm những lời nói làm nhục hay đe dọa người đó. Một người có thể bóp méo sự thật để khiến nạn nhân hoang mang, nghi ngờ về hiện thực, về những gì đã xảy ra với họ.
  •  Ngược đãi tài chính (Financial Abuse): là khi một người sử dụng tiền bạc để kiểm soát một người khác. Chiếm đoạt tài sản hay sử dụng danh tính của người khác để vay nợ mà không được phép của đối phương cũng được coi là hành vi ngược đãi.

Phân chia ngược đãi theo phạm vi

  • Ngược đãi có thể xảy ra ở bất cứ mối quan hệ nào, cho dù đó là mối quan hệ trong gia đình, công việc hay xã hội. Các phạm vi mà ngược đãi có thể diễn ra gồm:
  • Ngược đãi gia đình (Domestic Abuse): Hay còn được gọi là bạo lực gia đình bao gồm những hành động bạo lực con cái, ngược đãi giữa quan hệ vợ chồng, giữa con cái với cha mẹ, giữa anh chị em…
  • Ngược đãi người cao tuổi (Elder Abuse): là khi một người có hành vi làm hại, lợi dụng hoặc bỏ mặc, bỏ bê một người cao tuổi. Người ngược đãi thường là người có trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi đó, như là các thành viên trong gia đình hay nhân viên trong viện dưỡng lão.
  • Ngược đãi trẻ em (Child Abuse): là khi một người có hành vi làm hại, lợi dụng hoặc bỏ mặc, bỏ bê một trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi).

Tác động của ngược đãi đến tâm lý người bị ngược đãi

Dù diễn ra dưới hình thức hay phạm vi nào thì ngược đãi cũng đều gây hại cho người bị ngược đãi. Mức độ gây hại còn kéo dài đến cả khi việc ngược đãi đó đã chấm dứt, thì nạn nhân vẫn phải tiếp tục phải chịu những đau khổ mà nó gây ra. Những nạn nhân của ngược đãi có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Những vấn đề có thể kể đến như:

  • Lo âu, bất an: Lo âu, sợ hãi, hoảng loạn là những biểu hiện về mặt tâm lý rất dễ gặp ở nạn nhân bị ngược đãi. Họ có thể cảm thấy sợ những người hoặc những tình huống khiến họ nhớ lại quá khứ đã bị ngược đãi trước đây. Mức độ sợ hãi phụ thuộc vào mức độ ngược đãi mà họ gặp phải.
  • Tức giận, căm hận: Những nạn nhân bị ngược đãi có thể cảm thấy căm hận những kẻ đã ngược đãi họ và những người biết họ bị ngược đãi mà không làm gì để cứu giúp. Thậm chí họ còn oán hận cuộc đời, tức giận với chính bản thân họ vì đã để mình bị ngược đãi, họ tin rằng họ đã có thể hay nên làm gì đó để chấm dứt việc đó lại. Tức giận là phản ứng tự nhiên khi bị ngược đãi. Các nạn nhân cần học cách kiểm soát cơn giận của mình để tránh gây ra những hành động nguy hại.
  • Trầm cảm: Cảm giác lo sợ, tức giận, căm phẫn, hoang mang kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm. Những hệ luỵ mà người bị ngược đãi có thể gặp phải là: mất ăn, mất ngủ, buồn bã, trống rỗng, cô đơn.
  • Các vấn đề về tâm trạng: Các nạn nhân bị ngược đãi dễ cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng liên tục.
  •  Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD): Những triệu chứng thường thấy của một người mắc phải PTSD là hay gặp ác mộng, mất ngủ, hồi tưởng lại các ký ức… Nạn nhân thường cố tránh khỏi những tình huống mà sẽ khiến họ phải sống lại những ký ức đã bị ngược đãi đó.
  • Xấu hổ: Các nạn nhân bị ngược đãi thường cảm thấy tội lỗi và nhục nhã, xấu hổ với những ngược đãi mà họ đã trải qua.
  • Các hành vi tự hại: Có rất nhiều dạng của việc tự hại. Một số nạn nhân sẽ sử dụng thuốc hoặc các chất kích thích như rượu, bia. Một số khác thì tự hại bản thân như tự tử, tự thiêu. Họ có thể bỏ mặc việc chăm sóc bản thân hay phá hủy những cơ hội để đạt được thành công trong cuộc sống.
  • Vấn đề về lòng tin: Sau khi bị ngược đãi họ rất khó để đặt lòng tin vào bất kỳ người nào đó kể cả nhưngx người cực kỳ thân thiết. Nạn nhân đã trải qua ngược đãi hay gặp khó khăn trong việc gần gũi và thân mật về thể xác với người khác.

Mặc dù, ngược đãi có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tinh thần, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều để lại đau khổ nặng nề. Mức độ nghiêm trọng của hậu quả thường tùy thuộc vào từng trường hợp. Chẳng hạn, một người bị ngược đãi bởi bố mẹ, lại cảm thấy khác khi bị một người lạ ngược đãi.

Tóm lại, nạn nhân của ngược đãi đều phải chịu những tác động lớn về mặt tinh thần kể cả khi mà ngược đãi đã kết thúc.

Tác động của ngược đãi với trẻ em

Tác động của ngược đãi với trẻ em 1

Theo số liệu thống kê ở Mỹ, cứ mỗi 10 giây, Cơ quan bảo vệ trẻ em lại nhận được trình báo về việc ngược đãi trẻ em. Trong năm 2014 có 702.000 trẻ em bị ngược đãi hoặc bị bỏ mặc trong đó, có 1.580 em đã tử vong. Hơn 70% số bé tử vong nằm trong độ tuổi dưới 2 tuổi và 80% các trường hợp tử vong là do sự ngược đãi của bố hoặc mẹ.

Bị ngược đãi từ khi còn nhỏ sẽ dẫn đến những vấn đề về tâm lý hoặc thay đổi tính cách khi trưởng thành. Những tác động của ngược đãi đối với trẻ em bao gồm:

  • 80% những trẻ em bị ngược đãi đều được chẩn đoán mắc các vấn đề về sức khoẻ tâm thần.
  •  Trẻ em bị ngược đãi có khả năng lạm dụng thuốc cao hơn 1.5 lần khi trưởng thành.
  • Những trẻ em bị ngược đãi có nguy cơ phạm tội ở độ tuổi trưởng thành cao hơn 28% những đứa trẻ khác.

Ngược đãi trẻ em có thể tạo ra một hiệu ứng lan truyền đối với nạn nhân về tất cả mọi mặt trong cuộc sống. Nó có thể gây cản trở thành tích học tập hay các kỹ năng xã hội của trẻ. Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng ngược đãi trẻ em có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng thần kinh ở não trẻ. Những ảnh hưởng của ngược đãi trẻ em có thể kéo dài đến suốt đời.

>> Tham khảo: Trầm cảm ở trẻ em

Sự khác biệt giữa kỷ luật và ngược đãi trẻ em

Kỷ luật là những hình phạt giúp trẻ có thể nỗ lực để sửa chữa hành vi sai trái chứ không phải là sự thất vọng, mất bình tĩnh, bạo lự của cha mẹ.

Kỷ luật là hình thức giáo dục con để nhận ra cái sai và sửa chữa cho đúng chứ không phải là những lời nói gây nhục nhã, sỉ nhục trẻ.

Kỷ luật là hợp pháp nhưng ngược đãi trẻ em là không hợp pháp vì vậy người lớn cần chính xác trong những hành động của mình để thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ theo hướng tích cực.

Ngược đãi gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tâm lý của người bị ngược đãi. Vì vậy, khi gặp bất cứ trường hợp bị ngược đãi nào bạn cần có biện pháp giúp đỡ để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc về sau.

Bạn có thể quan tâm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?