Sang chấn là gì? Những điều cần biết về sang chấn

Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi những sự kiện gây chấn thường, sang chấn tâm lý. Và sang chấn có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

Sang chấn là gì?

Sang chấn là gì? 1

Sang chấn được định nghĩa là một phản ứng tâm lý, cảm xúc trước một sự kiện đau khổ hoặc xáo trộn sâu sắc, lấn át khả năng đối phó của một cá nhân, gây ra cảm giác bất lực, làm giảm ý thức về bản thân và khả năng cảm nhận toàn bộ cảm xúc và trải nghiệm.

Người trải qua sự kiện sang chấn có thể cảm thấy bị đe dọa, lo lắng hoặc sợ hãi. Trong một số trường hợp, họ có thể không biết làm thế nào để trải qua ảnh hưởng của một sự kiện đau thương thì họ sẽ cần hỗ trợ của người khác để phục hồi sau sự kiện đau thương và lấy lại sự ổn định về cảm xúc và tinh thần.

Ví dụ về các sự kiện gây sang chấn bao gồm:

  • Cái chết bất ngờ của thành viên gia đình, người yêu, bạn bè, giáo viên hoặc kể cả là thú cưng
  • Đổ vỡ trong gia đình
  • Trải qua vụ tai nạn nghiêm trọng gây ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần
  • Ốm nặng, bị bệnh nguy hiểm
  • Do chiến tranh
  • Thảm họa thiên nhiên
  • Khủng bố
  • Di chuyển đến một địa điểm mới
  • Bị cha mẹ, người thân ruồng bỏ, bỏ rơi
  • Bị hiếp dâm
  • Bị đe dọa, lạm dụng

Một sự kiện chấn thương là một sự cố gây tổn hại về thể chất, cảm xúc, tinh thần hoặc tâm lý. Mỗi người xử lý và có những phản ứng về sang chấn khác nhau bởi trước đó trong cuộc sống họ có những trải nghiệm khác nhau. Dưới đây là những phản ứng phổ biến sau sang chấn:

Phản ứng sau sang chấn

Mọi người phản ứng với các sự kiện chấn thương theo những cách khác nhau. Thường không có dấu hiệu rõ ràng, nhưng mọi người có thể có phản ứng cảm xúc sau:

  • Cáu gắt
  • Thay đổi tâm trạng đột ngột, kịch tính, dễ kích động
  • Lo lắng và hồi hộp
  • Sự phẫn nộ
  • Hay từ chối
  • Phiền muộn
  • Hồi tưởng lại những ký ức lặp đi lặp lại của sự kiện
  • Khó tập trung
  • Thay đổi giấc ngủ hoặc mất ngủ
  • Thay đổi khẩu vị
  • Nỗi sợ hãi mãnh liệt, lo sợ rằng sự kiện đau thương sẽ tái diễn, đặc biệt là xung quanh ngày kỷ niệm của sự kiện (hoặc khi quay lại cảnh của sự kiện ban đầu)
  • Triệu chứng thực thể của căng thẳng, chẳng hạn như đau đầu và buồn nôn
  • Làm xấu đi tình trạng sức khỏe, tâm trạng hiện tại

Ngoài những phản ứng trên, những biểu hiện sang chấn diễn ra lâu ngày còn dẫn đến tình trạng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD). PTSD là một loại rối loạn lo âu ảnh hưởng đến hormone gây căng thẳng và thay đổi phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng. Những người mắc chứng rối loạn này đòi hỏi sự hỗ trợ xã hội mạnh mẽ và sử dụng những liệu pháp điều trị liên tục.

PTSD có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ về thể chất và cảm xúc đối với bất kỳ suy nghĩ hoặc ký ức nào về sự kiện. Nó có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau sang chấn. Các chuyên gia không biết tại sao một số người bị PTSD sau một sự kiện đau thương trong khi những người khác thì không. Tiền sử chấn thương, cùng với các yếu tố thể chất, di truyền, tâm lý và xã hội khác có thể đóng vai trò trong việc phát triển PTSD.

Làm thế nào bạn có thể quản lý căng thẳng chấn thương?

Làm thế nào bạn có thể quản lý căng thẳng chấn thương? 1

Có một số cách giúp ổn định lại cảm xúc, tâm trạng sau sự kiện sang chấn bao gồm:

  • Tâm sự với người thân, bạn bè thân thiết, đồng nghiệp đáng tin cậy về những gì mình đang gặp phải và mình cần giúp đỡ thế nào. Hoặc bạn có thể truyền tải những tâm trạng đó trong một cuốn nhật ký. Nói ra tâm sự sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
  • Hãy cho bản thân thời gian để nhận ra rằng bạn không thể kiểm soát mọi thứ. Những sự kiện sang chấn này bất cứ ai cũng có thể mắc phải chỉ là mỗi người có cảm nhận và phản ứng về sự kiện khác nhau.
  • Gặp bác sĩ chuyên gia tâm lý để được tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp giúp giảm bớt những lo lắng, căng thẳng hiện tại.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục, nghỉ ngơi đầy đủ và tránh rượu bia, thuốc lá và ma túy.
  • Duy trì một thói quen hàng ngày với các hoạt động lành mạnh
  • Tránh các quyết định lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như thay đổi nghề nghiệp hoặc di chuyển ngay sau sự kiện.
  • Theo đuổi sở thích hoặc sở thích khác, nhưng đừng lạm dụng nó.
  • Dành thời gian tâm sự, trò chuyện, vui chơi cùng với người thân để tâm trạng được giải tỏa hơn
  • Thực hiện một số bài tập để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi như: đi bộ, thiền, luyện tập yoga

Đối với trẻ em, việc quản lý căng thẳng sau sang chấn cần có sự giúp đỡ của cha mẹ và người lớn trong gia đình. Dưới đây là một số gợi ý cha mẹ có thể thực hiện để giúp đỡ tiến trình điều trị sang chấn tâm lý ở trẻ em diễn ra hiệu quả hơn:

  • Cha mẹ cần tự trang bị kiến thức về triệu chứng, cũng như các giải pháp điều trị sang chấn, để có sự lựa chọn phù hợp cho con mình.
  • Duy trì thời gian biểu học tập và sinh hoạt của trẻ giống với trước khi xảy ra sang chấn.
  • Tạo cơ hội để trẻ nói về sự kiện tổn thương với cảm giác được tôn trọng và sẵn sang nhất khi nói đến vấn đề đó. Điều quan trọng là không ép buộc nếu trẻ chưa muốn chia sẻ suy nghĩ của bản thân
  • Giải thích nhẹ nhàng với con rằng rất nhiều đứa trẻ khác cũng có thể phải trải qua sang chấn và con không phải trường hợp ngoại lệ gì hết.
  • Tìm sự trợ giúp đỡ của bác sĩ tâm lý ngay khi lo ngại trẻ có ý nghĩ tự hại mình
  • Xây dựng sự tự tin cho con bằng cách khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định của bản thân khi đối diện với sự việc nào đó.
  • Giúp trẻ nhận ra rằng sự kiện gây sang chấn không phải do lỗi của con. Khuyến khích trẻ nói về cảm giác tội lỗi của mình, nhưng đừng để trẻ tự trách mình về những gì đã xảy ra.
  • Thường xuyên liên lạc với người trực tiếp chăm sóc như giáo viên, người giữ trẻ và cả những người bạn xung quanh hay tiếp cúc với con để có thể tìm hiểu được chính xác những biểu hiện hang ngày của con.

Khi nào bạn cần gặp chuyên gia điều trị

Nếu những triệu chứng, phản ứng của bạn kéo dài sau sang chấn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hang ngày và hiệu suất làm việc, ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân nơi làm việc và ngoài xã hội thì bạn cần tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia. Một số biểu hiện cần chuyên gia điều trị kịp thời bao gồm:

  • Những cảm xúc bột phát
  • Có những hành vi hung hăng, có ý định gây hại cho người khác hoặc chính bản thân mình
  • Khó ngủ, mất ngủ kéo dài
  • Tiếp tục ám ảnh với sự kiện đau thương
  • Luôn trong trạng thái sợ hãi, lo lắng đến mất ăn mất ngủ

Các nhà tâm lý học và chăm sóc sức khỏe tâm thần có thể khảo sát những người bị sang chấn để xác định tình trạng của bệnh và tìm cách đối phó với căng thẳng. Họ có thể giúp cả người bị sang chấn và người thân hiểu cách đối phó với tác động cảm xúc của một sự kiện đau thương.

Tóm lại, sang chấn chính là một trong những dạng rối loạn lo âu xảy ra khi bạn phải trải qua sự kiện, tình huống gây căng thẳng, tổn thương trong quá khứ, và tiếp tục kéo dài dai dẳng đến hiện tại. Để điều trị hiệu quả tình trạng này bạn cần xây dựng tiến trình điều trị dài hạn, với sự tham gia hỗ trợ của cả gia đình và chuyên gia tâm lý để nhanh chóng trở về với cuộc sống lành mạnh, tích cực hơn.

Ashami giúp bạn vượt qua sang chấn dễ dàng hơn

Ashami giúp bạn vượt qua sang chấn dễ dàng hơn 1

Sang chấn là thủ phạm gây ra nhiều vấn đề về tâm thần kinh. Chính vì thế, để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên hình thành lối sống và làm việc khoa học, lành mạnh, ăn uống và tập luyện điều độ cùng với kết hợp sử dụng sản phẩm từ thảo dược để bảo vệ sức khẻo thần kinh.

Nổi trội trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ashami giúp loại bỏ căng thẳng, lo âu hiệu quả. Sản phẩm Ashami được  công ty dược phẩm Tradiphar đã nghiên cứu  bào chế từ những thảo dược tự nhiên thành phần từ chiết xuất Hoa ban âu, chiết xuất từ bạch quả và những hoạt chất tá dược đầy đủ…

Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nghiên cứu và thiết kế dành riêng cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: Mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu… Hỗ trợ hoạt huyết, cải thiện thần kinh

Thành phần trong 1 viên cứng Ashami được phân tích như sau:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Bạn có thể quan tâm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?