Ngày của bạn như thế nào khi bị trầm cảm nặng?

Ngày của bạn như thế nào khi bị trầm cảm nặng? 1

Trầm cảm là chứng bệnh gây ra những rối loạn về tâm lý, nó tác động lớn tới cuộc sống của bạn. Khi mắc bệnh trầm cảm, bạn thường nghĩ mọi việc theo hướng rất tiêu cực và cảm thấy cuộc sống vô cùng bế tắc. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân trầm cảm nặng có thể nghĩ quẩn và có nguy cơ tự sát.

Trước khi đi vào nội dung chính bài, mời bạn tìm hiểu: Trầm cảm nặng là gì?

Ngày của bạn như thế nào khi bị trầm cảm nặng?

Cảm thấy mệt mỏi

Trầm cảm khiến cho bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán nản mọi thứ xung quanh mà không rõ nguyên do. Nhiều khi không biết vì sao mình lại thế, và khó nghĩ được điều gì. Họ sẽ cảm thấy chán ghét tất cả, cuộc sống không có mục đích, không có động lực để bước tiếp về phía trước. Ngày ngày mệt mỏi như vậy, sống vô định và không muốn làm gì. Tất cả chỉ là thu bé lại trong thế giới của riêng mình và không tiếp xúc với bất cứ ai.

Thích ở một mình

Thích ở một mình là triệu chứng điển hình nhất ở những người mắc trầm cảm. Họ ngại giao tiếp với bất cứ ai, không muốn vận động hay bước ra cuộc sống ngoài kia. Họ thường thích ở một mình, sống trong thế giới riêng của họ, không quan tâm tới bất cứ ai và không muốn ai quan đến tới họ.

Buồn không rõ lý do

Người bệnh trầm cảm luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, vô dụng nên thường buồn bã không rõ lý do. Ngoài ra họ thường suy nghĩ và hành động chậm chạp hơn người bình thường bởi họ rất khó tập trung, luôn luôn do dự trước các quyết định, không đối phó được các tình huống cần xử lý. Như đã chia sẻ ở trên, trong người trầm cảm nặng luôn thường trực cảm giác mệt mỏi, chỉ thấy xung quanh một màu ảm đạm, buồn tẻ nên luôn buồn bã. Chính vì vậy họ thường không có hứng thú trong công việc, sinh hoạt.

Buồn không rõ lý do 1

Dễ bị kích động

Người bị trầm cảm nặng thường không suy nghĩ, suy nghĩ ngắn nên dễ bị kích động hay nổi nóng vô cớ. Nhiều khi sự việc không có gì nhưng họ làm quá lên và nổi nóng bởi tính khí bất thường, mất kiểm soát.

Không tập trung

Các vấn đề đơn giản hằng ngày với người trầm cảm nặng hầu như khó khăn hơn những người bình thường bởi họ thường khó tập trung làm bất cứ việc gì. Họ buồn bã, mệt mỏi như vô định, không suy nghĩ gì, ngay cả những sinh hoạt hằng ngày, công việc hằng ngày cũng khó giải quyết.

Luôn cảm thấy mình vô dụng

Khi mắc trầm cảm nặng, người bệnh luôn mặc cảm về mình, nghĩ bản thân mình không xứng đáng, kém cỏi so với mọi người xung quanh. Ngoài ra thường có ý nghĩ tội lỗi cho dù nó không phải của mình. Dấu hiệu này là một trong số những dấu hiệu quan trọng để nhận biết người mắc trầm cảm nặng.

Không thể sinh hoạt bình thường

Khi đã ở giai đoạn trầm cảm nặng, người bệnh thậm chí không thể thực hiện các hoạt động sơ đẳng nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Bởi họ thường trả lời các câu hỏi rất khó khăn, nói chậm chạp, nói nhỏ, thường thì thào từng tiếng một, đôi khi không nói hoàn toàn mà đi kèm với khóc lóc, rên rỉ. Một sinh hoạt hằng ngày của người trầm cảm nặng có thể diễn ra: Nằm im hoặc ngồi im trong vài giờ liên tục, nằm ép ở giường hàng ngày, hàng tháng.

Không thể sinh hoạt bình thường 1

Hoang tưởng, ảo giác

Xuất hiện hoang tưởng, ảo giác thường do tư duy bị ức chế trong một thời gian dài. Các triệu chứng trên thôi thúc bệnh nhân thực hiện hành động tự sát để chuộc tội và giải phóng bản thân:

  • Xuất hiện ảo áo, hoang tưởng như tự buộc tội bản thân
  • Tuy duy bị ức chế dẫn tới mất chú ý, giảm chú ý
  • Xuất hiện những âm thanh vang trong đầu về tiếng tố cáo tội lỗi của mình, những ý nghĩ về hình phạt mình có thể phải chịu.

Có ý nghĩ tự sát

Qua một loạt những biểu hiện trong ngày mà người bệnh trầm cảm nặng có thể phải trải qua, thì đến nguy cơ cuối cùng, người bệnh trầm cảm nặng có thể có nguy cơ tự sát. Bởi người bệnh cho rằng chết đi cho đỡ đau khổ, chết đi thì không còn phải trải qua những suy nghĩ trên nữa: Buồn bã, ảo tưởng, đau khổ, mệt mỏi…. Các ý nghĩ này biến thành niềm tin rằng những người xung quanh có thể sẽ khá hơn nếu bệnh nhân chết, từ đó dần dần hình thành ý nghĩ, hành vi tự sát.

Tìm hiểu thêm:Khi nào trầm cảm được coi là trầm trọng?

Đâu là phương pháp điều trị chứng trầm cảm nặng?

Để điều trị chứng trầm cảm nặng, giúp người bệnh vượt qua những ngày tháng trầm cảm, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị:

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp giúp người bệnh thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các  mối quan hệ, tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ giúp hướng người bệnh thay đổi suy nghĩ, hành động được tích cực hơn.

Sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc thông dụng được dụng trong điều trị trầm cảm:

  • Escitalopram
  • Paroxetine
  • Sertraline
  • Fluoxetine
  • Citalopram

Tuy nhiên những loại thuốc này có thể xảy ả tác dụng phụ không  mong muốn: Đau đầu, buồn nôn, khó ngủ, bồn chồn và một số vấn đề về tình dục. Ngoài ra, chúng có thể khiến người bệnh có ý định tự tử, cố tự tử trước khi thuốc phát huy tác dụng. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc như thế nào người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng liệu pháp sốc điện

Có một số trường hợp không thể dụng thuốc điều trị trầm cảm, khi ấy bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp sốc điện để điều trị chứng trầm cảm nặng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như: Mất trí nhớ, lú lẫn tạm thời trong thời gian ngắn

Biện pháp hỗ trợ

Biện pháp hỗ trợ 1

Hoạt động

Tất cả những hoạt động thể thao hay hoạt động ngoài trời đều có tính chất chống trầm cảm tự nhiên: Đi bộ, chạy nhảy, gặp mặt bạn bè, khiêu vũ….Bạn hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ và dần dần cố gắng đạt được nó, vượt qua nó. Đừng để bản thân mình một mình quá lâu, hãy gặp gỡ bạn bè, nói chuyện, chia sẻ, tập luyện các môn thể thao, bạn sẽ quên đi cảm giác chán nản, cô đơn và những suy nghĩ tiêu cực.

Có những kế hoạch giải trí

Bạn thử nhớ lại, những sở thích trước kia của bạn: Đi xem phim, đi ăn uống, mua sắm, dạo mát, triển lãm… Bạn hãy bắt đầu sống lại với những sở thích đó mỗi ngày, lên kế hoạch cho từng tuần 1: Tuần này đi những đâu, làm gì….

Có thể, khi bạn trầm cảm, những sở thích trong quá khứ đó sẽ trở nên tẻ nhạt, chán ngán bạn không còn hứng thú nó nữa. Nhưng, bạn hãy cố gắng tập trung vào những hoạt động nhỏ mỗi ngày, khơi lại niềm đam mê, yêu thích, điều đó có thể giúp tâm trạng bạn cảm thấy khá hơn. Ngoài ra, đặt ra những mục tiêu như vậy cũng tạo cảm giác bạn đang tự chính phục bản thân, cố gắng đạt được một điều gì đó có giá trị.

Sinh hoạt khoa học, điều độ

SInh hoạt khoa học, điều độ rất có lợi cho bệnh nhân mắc trầm cảm nặng. Bởi khi trầm cảm nặng, những hoạt động sinh hoạt hằng ngày của họ có thể trở lên khó khăn. Nếu bạn thiết lập thời gian biểu và cố gắng tuân thủ nó thật tốt, bạn có thể thấy mình đang tiến bộ từng ngày, tự động viên bản thân đích trở lại cuộc sống trước kia không còn quá xa.

Tìm kiếm sự hỗ trợ quanh mình

Không phải những người thân quan bạn, bạn bè, gia đình đều có thể hiểu những gì bạn  đang trải qua. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chia sẻ, nói chuyện, tâm sự với những người thân xung quanh, đừng nghĩ mình là gánh nặng của họ. Những người thân bạn chỉ lắng nghe bạn cũng giúp bạn khá nhiều. Hãy tin tưởng gia đình, bạn bè, giãi bày tâm tư, cảm nhận, suy nghĩ và những gì bạn đang cảm thấy nhé.

Hiểu được những ngày trầm cảm nặng sẽ trôi qua như thế nào từ đó ta biết được biện pháp quan trọng hàng đầu để có thể cải thiện chứng bệnh. Ngoài ra nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Biện pháp hỗ trợ 2

Cách điều trị trầm cảm tại nhà

Trầm cảm là một vấn đề khác hơn rất nhiều so với buồn chán hay mệt mỏi đơn thuần. Rất nhiều người nghĩ rằng trầm cảm không phải là một tình trạng sức khỏe thực sự. Họ sai. Trầm cảm thực sự là một căn bệnh với những triệu chứng, nó không phải là dấu hiệu của một sự yếu đuối hay một cái gì đó có thể thoát khỏi bằng cách “xích lại gần nhau hơn”. Tin tốt là trầm cảm có thể được điều trị.

Xem chi tiết

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?