Bí kíp 5 – 4 – 3 – 2 – 1 trong công cuộc phòng ngừa và chữa trị trầm cảm

Trầm cảm có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc điều tiết cảm xúc. Nhất là những cảm xúc hoảng loạn và lo lắng đôi khi là thờ thẫn có thể tác động tiêu cực đến thực tại cuộc sống của bạn. Đây cũng chính là lúc bạn nên thử áp dụng bí kíp 5 – 4 – 3 – 2 – 1, để điều hoà nhịp thở cũng như trở về với những cảm xúc thực tại. 

>> Tham khảo: Tôi đã chữa bệnh trầm cảm như thế nào

Bí kíp 5 - 4 - 3 - 2 - 1 trong công cuộc phòng ngừa và chữa trị trầm cảm 1

Liệu pháp giúp bạn điều trị trầm cảm hiệu quả 

Bí kíp 5 – 4 – 3 – 2 – 1 giúp đối phó với  trầm cảm 

Đối với những người mắc chứng trầm cảm, cảm giác lo âu là một cảm giác bạn khó lòng tránh khỏi. Đầu tiên bạn sẽ nhận thấy một cảm giác mơ hồ khó chịu. Một sự hồi hộp lắng đọng ở vai và cổ, hơi thở của bạn thắt lại.. Dạ dày của bạn cảm thấy căng thẳng và bồn chồn và trước khi bạn biết điều đó, những suy nghĩ của bạn bắt đầu chồng chéo lên nhau. Bạn không thể tập trung và điều tiết cảm xúc của bản thân.

Khi trải qua những giai đoạn trầm cảm, bạn luôn cảm thấy lo lắng hoặc hoảng loạn. Nhưng bạn chẳng thể là gì hơn ngoài việc chịu đựng. 

Tất cả chúng ta, vào lúc này hay lúc khác, đã trải qua nỗi lo lắng quá mức. Cho dù bạn đang cố gắng kiềm chế những suy nghĩ trốn chạy lúc 3 giờ sáng hay bạn đang cố gắng đối phó với nhu cầu công việc leo thang, sự lo lắng luôn được đặc trưng bởi một điều: nó kéo bạn ra khỏi thời điểm hiện tại.

Có rất nhiều cách hiệu quả để chống lại trầm cảm, bao gồm cả thuốc men, trị liệu và luyện tập các bài thiền cũng như yoga. Nhưng ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng  Bí kíp 5 – 4 – 3 – 2 – 1 mọi lúc mọi nơi, khi mà cơ thể bạn bắt đầu phản ứng và những triệu chứng lo lắng xuất hiện mà bạn không thể nào kiềm chế. 

Bí kíp 5 – 4 – 3 – 2 – 1 tác động như thế nào lên chứng trầm cảm?

Những suy nghĩ lo lắng như thế có thể khiến bạn cảm thấy bị đe dọa theo một cách nào đó. Khiến cho bộ não của bạn trở nên hoảng loạn. Và rồi bạn sẽ  bỏ qua những khoảnh khắc đáng giá trong thời điểm hiện tại và sống trong những hối tiếc trong quá khứ hoặc nỗi sợ hãi trong tương lai. Nếu chúng ta đang bị cuốn theo những suy nghĩ như vậy, chúng ta sẽ ngắt kết nối với hiện tại và giống như một chiếc thuyền nhỏ bị quăng trên những con sóng xô bồ. Nhưng nếu bạn có thể nhận thức được hiện tại, chắc chắn bạn có thể loại bỏ đi những lo lắng và cảm xúc tiêu cực đó. 

Bí kíp 5 - 4 - 3 - 2 – 1 tác động như thế nào lên chứng trầm cảm? 1

Những cảm xúc lo lắng có thể khiến bạn không thể tập trung và cảm thấy mệt mỏi

Chỉ có một cách để kết nối lại với hiện tại: thông qua cơ thể.

Đối với những người mắc chứng trầm cảm, những suy nghĩ của họ thường rất mơ hồ. Và vô tình chúng trở thành gánh nặng. Đôi khi việc kiểm soát suy nghĩ và những lo lắng là vô cùng khó khăn, vì chúng thường trôi lơ đãng và khiến bạn mất tập trung. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng cơ thể bạn. Vì dù cho suy nghĩ hãy những nỗi lo lắng có trôi về đâu thì cơ thể của bạn trên thực tế vẫn đứng yên một chỗ. 

Nếu bạn muốn làm dịu những suy nghĩ lo lắng và hướng bản thân đến thực tại, hãy làm điều đó thông qua năm giác quan. Đó cũng chính là nơi khởi nguồn của bí kíp 5 – 4 – 3 – 2 – 1

Làm thế nào để áp dụng bí kíp 5 – 4 – 3 – 2 – 1 đối với những người trầm cảm?

Bí kíp 5 – 4 – 3 – 2 – 1 vô cùng đơn giản, nhưng có tác động rất mạnh mẽ. Giống như dần dần gắn neo vào thuyền, phương pháp này từ từ kéo bạn trở lại với thực tại và điều tiết cảm xúc tốt hơn. 

Đầu tiên, hãy dành một chút thời gian để  có thể chú ý hơn đến hơi thở của bạn. Chỉ cần một vài hơi thở sâu nhằm nhắc nhở cơ thể bạn quay lại khoảnh khắc thực tại. Hãy  làm mọi thứ chậm lại. Sau đó, quay trở lại với nhận thức về môi trường xung quanh của bạn.

Làm thế nào để áp dụng bí kíp 5 - 4 - 3 - 2 – 1 đối với những người trầm cảm? 1

Bạn có thể cố gắng điều tiết những suy nghĩ và cảm xúc theo hướng tích cực hơn 

Bí kíp 5-4-3-2-1 trong điều trị trầm cảm

  • Tìm kiếm 5 điều bạn có thể thấy: Bạn hoàn toàn có thể chú ý hạt gỗ trên bàn trước mặt bạn. Hoặc hình dạng chính xác của móng tay của bạn. Trở nên ý thức về màu xanh lá cây bóng loáng của cây trong góc. Sau đó dành thời gian để thực sự nhìn và thừa nhận những gì bạn nhìn thấy.
  • Tìm kiếm 4 thứ mà bạn có thể chạm vào: bạn có thể chạm vào tóc, chiếc áo bông đang áp vào cổ của bạn, hoặc chạm vào những thứ nằm dưới sàn. Bạn cũng có thể cảm nhận trọng lực ở  sàn bên dưới chân bạn.
  • Lắng nghe 3 âm thanh: Bạn đơn giản chỉ cần nghe. Đó có thể là âm thanh của giao thông bên ngoài,  những giọng nói ở phòng bên cạnh hoặc tiếng chim hót ngoài vườn hay đơn giản là hơi thở của bạn.
  • Tìm hai mùi hương mà bạn có thể ngửi thấy: Nếu lúc đầu, bạn không cảm thấy mình có thể ngửi thấy bất cứ thứ gì, chỉ cần cố gắng cảm nhận hương thơm tinh tế của không khí xung quanh bạn, hoặc của chính làn da của bạn.
  • Hãy nếm thử 1 thứ gì đó: Nếu bạn không tìm thấy bất cứ thứ gì xung quanh. Bạn cũng có thể cảm nhận hương vị những giọt , cà phê, hoặc bánh sandwich từ bữa trưa.

Lặp lại quá trình này nhiều lần nếu cần thiết. Dành thời gian riêng để bản thân cảm nhận và bình tâm hơn. 

Đừng quá lo lắng khi trầm cảm khiến bạn không thể làm chủ được những suy nghĩ của bản thân. Hãy cố gắng từng bước điều tiết lại nhịp thở và áp dụng Bí kíp 5 – 4 – 3 – 2 – 1. Mặc dù chỉ với những thao tác đơn giản nhưng biện pháp này lại mang đến những sự hỗ trợ cần thiết mà bạn không nên bỏ qua. 

Bài viết mới nhất:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?