Tổng quan bệnh lo âu hoảng sợ

Lo âu hoảng sợ là trạng thái hầu như ai cũng đã trải qua, tuy nhiên nếu lo âu và hoảng sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý thì không bình thường chút nào. Nếu để lâu không được điều trị, ở người lớn sẽ mất tập trung, mất khả năng làm việc, ở trẻ em thì dễ trở thành bệnh tăng động, mất tập trung và tinh thần sa sút…

Tổng quan bệnh lo âu hoảng sợ 1

Bệnh lo âu hoảng sợ là bệnh gì?

Lo âu hoảng sợ là một chứng bệnh của rối loạn lo âu. Hoảng sợ là tình trạng tâm lý cảm giác sợ hãi điều tồi tệ sắp xảy ra. Đó là tình trạng lo lắng căng thẳng quá mức kéo dài, thường không có yếu tố kích động nào. Tình trạng hoảng sợ thường diễn ra nhanh và ngắn, đột ngột xảy đến và các phản ứng dữ dội của cơ thể. Ngoài ra lo âu có cơn hoảng sợ hay còn gọi là rối loạn lo âu lan tỏa. Trong rối loạn lo âu lan tỏa có thể có những cơn hoảng sợ cấp hay định kỳ.

Xem đầy đủ hơn:Rối loạn lo âu lan tỏa

Triệu chứng của lo âu hoảng sợ

Triệu chứng của lo âu:

Triệu chứng của lo âu là người bệnh dễ bị kích thích: Bực bội, cáu gắt, căng thẳng, hoang mang, mất ngủ, mệt mỏi.

  • Đau đầu: Đặc biệt là đau vùng cổ, lưng, cảm giác nặng đầu khó chịu căng cơ, đặc biệt ở đầu cổ lưng, có thể có cảm giác nặng đầu, đau đầu, khó chịu. Đặc biệt là cảm giác căng cơ, cơn đau có thể xuất hiện ở phía sau đỉnh đầu hay trán.
  • Run cơ: Các cơ run rẩy đặc biệt vùng cánh tay và có thể run toàn thân.
  • Hoạt tính của hệ thần kinh tự động tăng quá mức: Điều này dẫn tới đổ nhiều mồ hôi (ở lòng bàn tay), đỏ bừng mặt, khô miệng, tăng tiết nước bọt, rối loạn hệ tiêu hóa, bỏng rát dạ dày, chướng bụng, đầy hơi kèm theo tiêu chảy, nhịp tim nhanh, tay chân run bứt rứt như có kiến bò, thở nhanh, thở gấp và nghẹn họng.
  • Biểu hiện thần kinh: Bồn chồn, thấp thỏm lo âu đứng ngồi không yên. Nét mặt căng thẳng, khó chịu, dễ mỏi mệt và trạng thái vô hồn. Chính sự lo âu khiến người bệnh đãng trí, xao nhãng và khó tập trung vào công việc.

Triệu chứng hoảng sợ:

Triệu chứng của cơn hoảng sợ được mô tả như có một điều gì đó kinh khủng khắp xảy ra, nó xâm lấn toàn thân và toàn tâm trí:

  • Có cơn hoảng sợ và luôn lo lắng có cơn hoảng sợ khác, lo lắng đến kết cục hậu quả của cơn hoảng sợ
  • Có thái độ và hành vi kèm theo cơn hoảng sợ như: Sợ chết và làm những điều điên rồ, ngớ ngẩn không thể kiểm soát được cơn.
  • Không có bệnh lý liên quan đến cơn hoảng sợ.
  • Không liên quan với nỗi sợ trong đám đông.

Tần suất xảy ra cơn hoảng sợ tùy theo từng cá nhân, và mức độ bệnh hoảng sợ, có người xảy ra thường xuyên, có người thì xảy ra ít hơn có khi chỉ vài lần trong đời. Có ít nhất là 4 trong số các triệu chứng (tạm gọi là thực thể) kèm theo một số triệu chứng:

Đau vùng ngực:

Cơn đau vùng ngực xảy ra trong vài giây, khác với đau bệnh lý như bệnh tim, cơn đau có thể lặp lại một vài  giờ ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.

Triệu chứng hoảng sợ: 1

Khó thở:

Người bệnh có triệu chứng thở nhanh hay sâu không theo nhịp bình thường, nhịp điệu ấy sẽ gây mất cân bằng khí, tạo ra tê chân tê tay hay có cảm giác như có kim châm đầu ngón chân, bàn chân, mặt, đầu óc quay cuồng, choáng váng.

Tim đập nhanh:

Cảm thấy tim đập mạnh hơn và có cảm giác bị nghẹt thở, cảm giác bị loạng choạng, chao đảo. Triệu chứng giống như có kiến bò ở bàn tay, bàn chân, cảm giác huyền ảo. Có cơn nóng bừng hay lạnh toát, đổ mồ hôi, run rẩy, lắc lư…

Những ai dễ mắc lo âu hoảng sợ?

Những đối tượng dễ mắc bệnh lo âu hoảng sợ thường là độ tuổi thanh thiếu niên, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống: Học hành, tuổi vị thành niên, nổi loạn… Thường tầm độ tuổi từ 18-20, ở nữ dễ mắc hơn nam giới bởi nữ không chịu được sức ép và áp lực như nam. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lo âu và hoảng sợ:

  • Người gặp nhiều đau buồn, thất vọng trong cuộc sống
  • Người gặp cú sốc lớn, ngã rẽ trong cuộc đời
  • Người có tổn thương về tâm lý trong quá khứ: Tai nạn, lạm dụng tình dục…
  • Những người gặp biến cố lớn trong cuộc đời, trầm cảm nhẹ.
  • Những đối tượng nghiện cà phê, thuốc lá trầm trọng.
  • Những người trong gia đình có tiền sử mắc chứng rối loạn lo âu, hoảng loạn.

Điều trị chứng lo âu hoảng sợ

Dùng thuốc

Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc an thần benzodiazepine:

  • Alprazolam,
  • Lorazepam,
  • Clonazepam
  • Diazepam.

Dùng thuốc để điều trị chứng lo âu hoảng sợ có nhiều ý kiến đánh giá rằng chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ:

  • Dùng lâu dài gây ra bị nhờn thuốc
  • Phụ thuộc thuốc, nghiện thuốc
  • Có thể mắc chứng suy giảm nhận thức
  • Suy giảm vận động

Chính vì vậy, theo khuyến cáo vẫn có thể sử dụng, tuy nhiên ở mức độ hạn chế đặc biệt với những người cao tuổi và những người có tiền sử lạm dụng chất kích thích không nên dùng các thuốc này. Các loại thuốc hiệu quả khác cho chứng lo âu và hoảng loạn là các chất ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc chống trầm cảm và kết hợp giữa serotonin và các chất ức chế tái hấp thu norepinephrine.

Dùng thuốc 1

Chú ý:

Khi dùng thuốc để điều trị chứng lo âu hoảng sợ, trước hết người bệnh nên đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Dùng thuốc nào và phối hợp với liệu pháp gì? Không dùng thuốc ở thời điểm nào cần phải có sự chỉ định, theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tâm thần. Ngoài ra, quá trình dùng thuốc cần tái khám theo lịch hẹn để thầy thuốc có quyết định tiếp tục hay ngừng dùng hoặc điều chỉnh thuốc nếu cần.

Nên sử dụng liệu pháp tâm lý, thư giãn, thiền song song với phương pháp điều trị bằng thuốc bởi chứng lo âu hoảng sợ là trạng thái rối loạn tâm thần. Và không nên sợ tác dụng phụ mà không dùng hay bỏ dùng thuốc giữa chừng. Cũng không nên tự ý dùng thuốc sẽ dễ dẫn đến sai sót, làm nặng thêm bệnh, thậm chí có khi gây nguy hiểm.

Chế độ sinh hoạt phù hợp, khoa học

Luyện tập thở sâu:

Thực hành các bài tập thở sâu bằng bụng giúp bạn vượt qua các triệu chứng lo âu hoảng sợ rất tốt, ngoài ra nó có thể ngăn chặn những cơn hoảng sợ sẽ diễn ra trong tương lai, giúp tâm lý vững vàng hơn:

  • Ngồi thẳng trên ghế tựa thoải mái
  • Đặt hai bàn tay lên bụng, hít hơi dài và chậm từ từ qua mũi, trong đầu đếm từ 1-4
  • Khi đó bạn thấy bụng phồng lên, nín thở đếm đến 2
  • Thở ra đằng miệng và đếm từ 1-4, đến khi bụng xẹp xuống dưới bàn tay đang đặt trên bụng
  • Nên thực hiện bài tập mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5-10 phút

Hoạt động tích cực

Việc tập luyện tích cực đều đặn có tác dụng rất tốt trong việc giải tỏa stress, căng thẳng. Vận động thường xuyên đem lại tâm trạng và suy nghĩ tích cực, cung cấp chất giảm đau tự nhiên: endorphins. Ngoài ra nó còn giúp cải thiện lòng tự trọng, chất lượng giấc ngủ:

  • Thử tham gia các trải nghiệm, những hoạt động thể chất khác nhau để có thể chọn lựa ra những hoạt động nào mình yêu thích nhất, hãy tham gia với những người bạn mình cảm thấy yêu mến, thoải mái khác để nâng cao khả năng chế ngự stress.
  • Một số người bị kích thích bởi các tác nhân như toát mồ hôi hoặc tim đập nhanh – những thay đổi thể chất xảy ra tương tự như những triệu chứng trong cơn hoảng sợ. Nếu bạn thuộc trường hợp này, bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện.

Tập duy trì giấc ngủ

Chế độ sinh hoạt phù hợp, khoa học 1

Tập ngủ đúng giờ giấc cũng khiến bạn ngủ ngon hơn, chống lại những cơn mệt mỏi hoảng sợ

Mất ngủ có thể khiến khả năng xử lý stress giảm sút, và mức stress tăng cao sẽ cản trở giấc ngủ. Chính vì vậy việc duy trì giấc ngủ đều đặn sẽ đẩy lùi những cơn lo âu, hoảng loạn.

  • Cố gắng duy trì ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm song song với việc duy trì đọc sách
  • Duy trì giờ hằng ngày đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định để tạo thành thông lệ.
  • Hạn chế các chất kích thích: Cà phê, rượu để có giấc ngủ ngon hơn

Phương pháp chánh niệm

Phương pháp chánh niệm giúp người bệnh giảm stress bằng cách tập trung suy nghĩ về thực tại. Bạn thử tập bài tập thở và tập thiền chánh niệm để đẩy lùi những cơn hoảng sợ, lo âu.

Thiền chánh niệm

  • Ngồi trong phòng yên tĩnh, bắt đầu động tác thở sâu
  • Tập trung mọi giác quan, cảm nhận trong thời điểm hiện tại: Thính giác, thị giác, xúc giác, khướu giác, vị giác….
  • Khi bạn thấy đầu óc bắt đầu lan man suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai, bạn hãy tập trung quay trở lại thời khắc hiện tại

Thở chánh niệm

  • Ngồi yên tĩnh, gạt bỏ mọi suy nghĩ và tập trung vào hơi thở.
  • Khi đầu bắt đầu có những suy nghĩ nào xuất hiện, ngay lập tức bạn thừa nhận và xua đuổi chúng ta khỏi tâm trí và tiếp tục tập trung vào hơi thở đều đều

Xem thêm: Mẹo giải thoát rối loạn lo âu

Phương pháp căn chỉnh chế độ ăn

Phương pháp căn chỉnh chế độ ăn 1

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, vitamin đóng vai trò qua trọng trong việc đẩy lùi chứng lo âu, hoảng sợ. Khi bạn sử dụng những thực phẩm tự nhiên không qua chế biến như: Thịt nạc và protein, carbohydrates phức hợp như hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo hoặc ít béo có thể giúp bạn giảm chứng lo âu, mệt mỏi:

  • Sử dụng những thực phẩm carbohydrates phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau. Các thức ăn này khi được tiêu hóa sẽ kích thích cơ thể tiết ra serotonin, một hóa chất có tác dụng giảm stress.
  • Bổ sung tăng cường những loại đồ ăn giàu vitamin C như hoa quả họ cam quýt và thức ăn giàu ma-giê như rau xanh và đậu nành bởi vitamin C được cho rằng giúp giảm mức cortisol, một hormone gây stress.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể với 8 ly nước (ly 240 ml) hoặc nhiều hơn mỗi ngày.

Có nhiều phương pháp điều trị chứng lo âu hoảng sợ và những phương pháp này có thể được kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. Để điều trị chứng lo âu hoảng sợ, người ta thường sử dụng song song cùng các liệu pháp hành vi như phương pháp phản hồi sinh học. Bệnh nhân học cách thay đổi sức cơ hoặc sóng não bằng cách kiểm soát hơi thở. Các phương pháp khác bao gồm thư giãn cơ tăng dần, tưởng tượng, thiền và thôi miên.

Sử dụng thảo dược điều trị chứng lo âu hoảng sợ

Ngoài các phương pháp dùng thuốc hay những phương pháp tập thở, trị liệu thì sử dụng thảo dược để điều trị cũng là phương pháp được khá nhiều người lựa chọn bởi sản phẩm từ thảo dược được chiết xuất từ tự nhiên, có độ an toàn và mang lại hiệu quả tốt được người dùng phản hồi rất tích cực.

Sử dụng thảo dược điều trị chứng lo âu hoảng sợ 1

Ashami là một sản phẩm như vậy, đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nghiên cứu và thiết kế dành riêng cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: Mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu… Hỗ trợ hoạt huyết, cải thiện thần kinh

Thành phần trong 1 viên cứng Ashami được phân tích như sau:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?