Trầm cảm khi mất ngủ – Căn bệnh nguy hiểm

Đúng là ăn được ngủ được là tiên còn không ăn, không ngủ được sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Điều đó cho thấy việc ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý là vô cùng quan trọng. Nhất là giấc ngủ, nếu như bị mất ngủ, ngủ không ngon sẽ gây ảnh hưởng đến tâm thần kinh nhất là căn bệnh trầm cảm.

>> Tham khảo: Trầm cảm là gì?

Tình trạng mất ngủ triền miên

Tình trạng mất ngủ triền miên 1

Mất ngủ (hay còn gọi là chứng rối loạn giấc ngủ) là tình trạng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc dù rất buồn ngủ. Tình trạng mất ngủ triền miên gây ảnh hưởng nhiều đến công việc và các sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Mất ngủ mãn tính hay còn gọi là mất ngủ triền miên là tình trạng mất ngủ kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong suốt một tháng hoặc lâu hơn. Đây là biểu hiện thường gặp trong các bệnh lý như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm…

Theo số liệu thống kê của Học viện Y học giấc ngủ Mỹ có khoảng 10% người trưởng thành bị chứng mất ngủ triền miên và từ 15 – 35% người trưởng thành bị chứng mất ngủ diễn ra trong vài ngày, vài tuần, thậm chí là đến 3 tháng. Thực tế, chứng mất ngủ có thể xảy đến với bất kỳ ai.

Mối quan hệ giữa mất ngủ và trầm cảm

Theo các chuyên gia triệu chứng của trầm cảm và mất ngủ có mối liên hệ chồng chéo lên nhau.

Người bị mất ngủ triền miên sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Khi người mắc trầm cảm bị mất ngủ thì nguy cơ bệnh tái phát lại sẽ cao hơn so với những người không bị mất ngủ. Mất ngủ chính là nguyên nhân khởi phát cũng là yếu tố gây kéo dài trầm cảm.

Còn trầm cảm sẽ có những tác động tiêu cực đến não bộ bao gồm cả việc điều chỉnh chức năng ngủ – thức. Khi mà đồng hồ sinh học bị xáo trộn thì việc thức, ngủ sẽ trở nên thất thường và khiến cho chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn, ngủ chập chờn, không sâu giấc. Theo các nghiên cứu thống kê rằng, có khoảng 50- 90% những người mắc trầm cảm thường xuyên bị rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên.

Dưới áp lực cao trong công việc và cuộc sống thì càng ngày càng nhiều người bị mắc bệnh trầm cảm. Đa số trong đó sẽ gây ra tình trạng mất ngủ.

Mối liên hệ chồng chéo này tạo ra một vòng luẩn quẩn bệnh lý khiến người bệnh khó thoát ra khỏi nếu không có phương pháp điều trị phù hợp.

Những biểu hiện của bệnh trầm cảm khi mất ngủ

Stress, mệt mỏi, lo âu, lo lắng hay suy nghĩ nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ. Trầm cảm khi mất ngủ sẽ có những biểu hiện của mất ngủ như: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tình giấc nhiều lần trong đêm và khó lấy lại giấc ngủ, ngủ dậy quá sớm, khi ngủ dậy có cảm giác mệt mỏi.

Ngoài những biểu hiện mất ngủ, bệnh nhân trầm cảm khi mất ngủ còn có những biểu hiện dưới đây:

  • Rối loạn ăn uống: Giảm cảm giác ăn ngon miệng, chán ăn, bỏ ăn, tăng hoặc giảm cân đột ngột
  • Giảm hứng thú với các hoạt động yêu thích thường ngày
  • Làm việc kém tập trung
  • Thường xuyên buồn bã và muốn ở một mình
  • Cảm thấy mệt mỏi, hay cáu gắt giận giữ
  • Suy nghĩ, lo lắng nhiều

Nguyên nhân và hậu quả

Nguyên nhân ở bệnh nhân trầm cảm khi mất ngủ là do bị áp lực quá lớn, thường xuyên căng thẳng và lo nghĩ nhiều.

Bệnh nhân trầm cảm thường có diễn biến tâm lý khá phức tạp nhưng chủ yếu sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực. Bệnh nhân thường thấy buồn bã, chán nản, thất vọng và lo lắng nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu.

Mất ngủ lâu ngày gây ra nhiều tác hại khôn lường với sức khỏe như: suy giảm trí nhớ, sức khỏe giảm sút, sa sút trí tuệ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường.

Ngủ ngon giấc, đủ giấc sẽ giúp hoàn thiện hệ thần kinh, một hệ thần kinh khỏe mạnh giúp trí óc minh mẫn, dồi dào sức lực. Còn mất ngủ kéo dài làm cho hệ thần kinh thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng và rối loạn tâm lý như: bực tức, khó chịu, hay cáu gắt, tinh thần mệt mỏi, uể oải… từ đó sẽ phát sinh vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm

>> Xem thêm: Các dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ

Cách phòng tránh bệnh trầm cảm khi mất ngủ

Cách phòng tránh bệnh trầm cảm khi mất ngủ 1

Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống của con người nói chung và đối với bệnh nhân trầm cảm nói riêng. Mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, não luôn trong trạng thái căng thẳng vì không kịp phục hồi dẫn đến khó tập trung, suy giảm trí nhớ.

Chứng mất ngủ trầm cảm có thể được cải thiện và phòng tránh bằng những biện pháp sau:

Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi thế nào là hợp lý? Hợp lý tức là mỗi ngày cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng, đi ngủ sớm, không nên thức khuya vì thức khuya sẽ dễ dẫn đến khó ngủ. Hạn chế vận động, ăn quá no hoặc làm việc căng thẳng trước khi ngủ. Trước khi ngủ không nên ăn các loại thức ăn khó tiêu. Phòng ngủ nên thiết kế yên tĩnh, thoáng đãng, thoải mái dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Khi trầm cảm bệnh nhân sẽ bị rối loạn ăn uống nhưng bạn vẫn cần phải bổ sung một chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng. Có như vậy thì cơ thể mới được nạp đầy đủ năng lượng để làm việc hiệu quả, hạn chế sụt cân nhanh bởi mất ngủ gây ra.

Giảm căng thẳng

Đừng quá vùi mình vào công việc mà bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Bạn nên giảm bớt thời gian làm việc, dành nhiều thời gian cho các hoạt động vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch, nghe nhạc, xem phim thư giãn tinh thần, cố nhìn vào khía cạnh tích cực để giảm bớt muộn phiền

Tập thể dục

Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là biện pháp rất hữu hiệu trong việc điều trị trầm cảm, giúp cải thiện giấc ngủ. Quá trình vận động sẽ làm giải phóng các yếu tố gây căng thẳng, stress ra khỏi tâm trí. Thể dục cũng giúp hệ thống mạch máu trong cơ thể vận động linh hoạt hơn, đưa máu lên não để khắc phục những mạch máu tắc nghẽn khi bị mất ngủ lâu.

Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng (mất ngủ nhiều, trầm cảm nặng) thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quá chứ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị mất ngủ.

Bên cạnh sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên gia thì việc hỗ trợ từ phía gia đình cũng rất là quan trọng. Vì vậy, người thân trong gia đình cũng cần phải thường xuyên quan tâm, thăm hỏi, động viên, chia sẻ với người bệnh vừa giúp người bệnh giảm bớt được gánh nặng, stress giữ mãi trong lòng mà còn có thể đưa ra những lời khuyên tích cực với những vấn đề mà họ đang gặp phải.

Hy vọng qua bài viết mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu và có cách phòng tránh bệnh kịp thời. Nếu còn thắc mắc gì thêm đừng ngại comment, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp và đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất về bệnh.

Bạn có thể quan tâm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?