Phương pháp điều trị tâm lý chữa bệnh trầm cảm

Phương pháp điều trị tâm lý chữa bệnh trầm cảm 1

Điều trị tâm lý là gì?

Phương pháp điều trị tâm lý hay còn được gọi là liệu pháp tâm lý, tâm lý triệu liệu hoặc trị liệu tâm lý… Là phương pháp điều trị bằng tâm lý, chủ yếu bằng lời nói hoặc các kỹ năng giao tiếp khác cùng với một số kỹ thuật chuyên môn giữa người tư vấn trị liệu với thân chủ nhằm giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến tâm lý, cảm xúc của người bệnh. Những vấn đề này thường khiến cho con người cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống và đạt đến các mục đích mong muốn của mình.

Những lợi ích của điều trị tâm lý với người bệnh trầm cảm

  • Giúp thân chủ giảm bớt căng thẳng
  • Tìm kiếm giải pháp cho các xung đột
  • Giúp người bệnh tạo ra khả năng gắn kết tốt hơn trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh
  • Giảm nguy cơ bị các tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị khá
  • Giúp chúng ta nắm bắt được các dấu hiệu sớm của hiện tượng trầm cảm
  • Giúp người bệnh chấp nhận và vượt qua sự thật dễ dàng hơn
  • Ổn định tâm lý và tinh thần cho người bệnh
  • Giúp thân chủ có những kỹ năng ứng phó hữu hiệu hơn với các khó khăn
  • Quan tâm đến nhu cầu của thân chủ
  • Thân chủ được giúp đỡ để hiểu biết hơn về các vấn đề của bản thân mình
  • Giúp nhà trị liệu và thân chủ cùng làm việc để tìm ra giải pháp mới

Những ai có thể điều trị tâm lý trị liệu

Những ai có thể điều trị tâm lý trị liệu 1

  • Loạn thần
  • Nhiễu tâm
  • Rối loạn phát triển
  • Rối loạn nhân cách
  • Loạn tâm thần do căn nguyên thực thể
  • Những người lành mạnh đang gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, kém thích nghi, stress, khủng hoảng, sang chấn…

Các giai đoạn của quá trình trị liệu

Giai đoan 1: Xây dựng quan hệ

  • Bước 1: Khởi đầu quan hệ
  • Bước 2: Làm rõ các vấn đề hiện tại
  • Bước 3: Xác định cơ cấu làm việc và các thỏa thuận
  • Bước 4: Đi sâu khám phá các vấn đề của thân chủ
  • Bước 5: Thiết lập các mục đích và mục tiêu khả thi

Giai đoạn 2: Áp dụng các phương pháp hỗ trợ

  • Bước 1: Đồng thuận về các mục đích và mục tiêu đã đề ra
  • Bước 2: Hoạch định các chiến lược hỗ trợ
  • Bước 3: Áp dụng các chiến lược hỗ trợ
  • Bước 4: Lượng giá các chiến lược đã áp dụng
  • Bước 5: Kết thúc tiến trình hỗ trợ
  • Bước 6: Theo dõi kết quả

Các phương pháp hỗ trợ bằng tâm lý chữa bệnh trầm cảm

Liệu pháp phân tâm

Là liệu pháp mà người điều trị dùng các kỹ thuật chuyên môn của mình để giao tiếp và phân tích đánh giá tâm lý ở người bệnh xem các vấn đề họ đang gặp phải, các vấn đề họ đã trải qua, hoặc đang bị dồn nén lại trong cơ thể… từ đó xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trầm cảm. Khi phát hiện được nguyên nhân cụ thể, người điều trị kết hợp với người bệnh để cùng tìm cách tháo gỡ, giải tỏa, làm hết xảy ra sự xung đột trong nội tâm và người bệnh sẽ cải thiện khỏi bệnh.

Liều pháp hành vi

Là liệu pháp nhấn mạnh vào việc xem xét các hành vi và những điều kiện giúp phát sinh, duy trì hoặc thay đổi hành vi của người bệnh.

Trong phương pháp này, người điều trị không cần quá tập trung vào nội tâm của thân chủ mà dựa trên các triệu chứng biểu hiện qua bên ngoài, rồi phân tích và đánh giá.

Liệu pháp nhận thức

Là liệu pháp điều trị tập trung chủ yếu vào vai trò tư duy trong hoạt động tâm trí của người bệnh. Từ đó nhà trị liệu tìm ra các căn nguyên của các vấn đề liên quan đến tâm lý do các lệch lạc về tư duy của người bệnh như: niềm tin phi lý hoặc những suy nghĩ sai lệch với thực tại.

Một số phương pháp để xác định tâm lý của người bệnh: dùng bộ câu hỏi để phân tích và đánh giá tư duy, các câu hỏi bài tập về nhà cho người bệnh tự trả lời…

Liệu pháp tâm lý

Đây là một trong những phương pháp được áp dụng khá phổ biến từ trước đến nay. Việc điều trị bằng phương pháp này giúp nhà trị liệu khám phá ra được các thói quen, hành động của người bệnh mà có thể họ không tự nhận thức ra được nhưng cũng bị tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây trầm cảm. Một số biểu hiện này có thể là do sự tổn thương, chấn thương hoặc biến cố mà người bệnh đã phải trải qua trong thời thơ ấu và nó tác động lên tâm lý khi đến tuổi trưởng thành.

Ngoài những liệu pháp điều trị trên, thì một số hình thức trị liệu khác cũng đâng được áp dụng hiện nay như:

Trò chuyện và giải thích với thân chủ

Là quá trình người điều trị sẽ đóng vai trò nói chuyện cùng với người bệnh để từ đó tìm ra các khó khăn, nguyên nhân gây bệnh và giúp người bệnh bộc lộ những cảm xúc thật của bản thân. Dần dần, trong quá trình lắng nghe người điều trị sẽ cân nhắc đưa ra các giải pháp hoặc giải thích giúp người bệnh hiểu rõ hơn và sự thật từ đó họ biết cách học chấp nhận, vị tha và sống vui vẻ hơn.

Lao động liệu pháp

Ngoài liệu pháp tác động tâm lý, người bệnh sẽ được song song kết hợp với phương pháp lao động liệu phát như tự mình tham gia các hoạt động lao động để xóa đi các căng thẳng. Với liệu pháp này yêu cầu bắt buộc người bệnh phải có sự chú ý và tập trung với công việc họ được giao. Từ đó các suy nghĩ khác họ sẽ giảm dần, đồng thời khi kết hợp với những thành quả mà do chính họ tạo ra sẽ giúp họ lấy tinh thần tự tin và trở thành người có giá trị hơn.

Âm nhạc trị liệu

Âm nhạc tác động rất lớn tới cảm xúc con người. Việc nghe nhạc hoặc tự mình được trực tiếp tham gia vào các buổi hòa nhạc sôi động cũng giúp người bệnh kéo cảm xúc lên cao hơn. Đặc biệt đối với những người có nhu cầu về tâm lý xã hội, tình cảm, sống hướng ngoại.. thì khả năng thích ứng của họ khá nhanh.

Thở dưỡng sinh

Thở dưỡng sinh là một trong những phương pháp giúp người bệnh được thư giãn và cân bằng cảm xúc một cách nhanh nhất. Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách tập trung vào những hơi thở, buông lỏng toàn thân và không chú ý đến những việc khác. Phương pháp này khá phù hợp với những người bệnh đang gặp các triệu chứng trầm cảm liên quan đến: rối loạn cảm xúc, căng thẳng lo âu, mất ngủ…

Thiền định

Thiền định là một trong những môn khoa học tâm lý có hiệu quả trong phương pháp trị liệu tâm lý. Luyện tập phương pháp này giúp người bệnh ổn định tinh thần, biết cách chấp nhận hiện tại và buông xả thoát khỏi vòng luẩn quẩn trong tâm trí. Mặc dù đây là một phương pháp điều trị chữa bệnh khá mới, người bệnh có thể tham khảo tuy nhiên không lên quá lạm dụng dễ dẫn đến sự sai lệch trong quá trình điều trị.

Những dấu hiệu cho thấy người bệnh điều trị tâm lý phát triển tốt

Những dấu hiệu cho thấy người bệnh điều trị tâm lý phát triển tốt 1

  • Người bệnh chịu phối hợp và hợp tác chia sẻ các thông tin riêng của cá nhân có ý nghĩa
  • Người bệnh có cách giao tiếp chủ động, nahnh nhẹn và giàu nghị lực
  • Gắn kết và tương tác tốt với người điều trị
  • Người bệnh cởi mở hơn trong vấn đề bày tỏ các cảm xúc của mình (cả tích cực và tiêu cực) đối với nhà trị liệu
  • Người bệnh có tình trạng tổng quát tốt, những cảm xúc tốt và thái độ tích cực

Sử dụng liệu pháp điều trị tâm lý trong bao lâu?

Việc điều trị liệu pháp tâm lý trong bao lâu sẽ là tùy thuộc vào mức độ bệnh, các dấu hiệu tiến triển của người bệnh tương tác với phương pháp điều trị có kết quả tốt hay không. Ngoài ra, nó còn phụ thuốc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người chuyên gia tư vấn cũng như sự hợp tác của người bệnh thì sẽ có những liệu trình để giúp điều trị chữa bệnh trầm cảm là khác nhau.

Cách tìm các trung tâm, chuyên gia giúp hỗ trợ điều trị tâm lý

Đối với phương pháp điều trị này, các chuyên gia tâm lý trị liệu thường là những nhà tâm lý học chuyên trị liệu hoặc các bác sĩ có kinh nghiệm liên quan đến hỗ trợ tâm lý bệnh tâm thần, rối loạn cảm xúc…Chính vì vậy, bạn có thể liên hệ với các tổ chức Hỗ trợ bệnh trầm cảm, các chuyên gia tư vấn tâm lý uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?