Tổng hợp các triệu chứng của trầm cảm lâm sàng?

Tổng hợp các triệu chứng của trầm cảm lâm sàng? 1

Trầm cảm lâm sàng có nghĩa là bạn bị trầm cảm ở mức độ chẩn đoán lâm sàng, tức là bạn có chẩn đoán sức khỏe tâm thần. Ngoài ra, trầm cảm lâm sàng đôi khi không đơn giản chỉ là có vấn đề về thần kinh hay tâm lý, hoặc thỉnh thoảng cảm thấy buồn bã nữa mà nó có thể khiến cho người bệnh vận động chậm chạp, suy giảm trí nhớ và chức năng điều hành, ảo thị, trầm cảm, mất khả năng tập trung …

Hiểu về chứng trầm cảm

Bệnh trầm cảm là bệnh phổ biến, theo thống kê có tới 80% người trên thế giới đã từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong đời. Tần suất có nguy cơ mắc chứng trầm cảm trong suốt cuộc đời là từ 15-25 %.

Bệnh trầm cảm (Depression) là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp, nó ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần. Chính vì vậy, bệnh trầm cảm cần được quan tâm và điều trị kịp thời để khắc phục bởi trầm cảm có thể sẽ tồi tệ và có những suy nghĩ, hành vi tiêu cực nếu không được điều trị.

☛ Tìm hiểu kĩ hơn về thế nào là trầm cảm: Bệnh trầm cảm là gì?

Các triệu chứng trầm cảm ở từng người khác nhau có thể khác nhau. Tuy nhiên nếu để ý quan sát, vẫn có một số triệu chứng trầm cảm lâm sàng giúp bạn cảnh báo, xác định liệu bạn hoặc người thân của mình có bị trầm cảm hay không. Và dưới đây là một số triệu chứng trầm cảm lâm sàng bạn có thể tham khảo:

Các triệu chứng thường gặp của trầm cảm lâm sàng

1.Khí sắc buồn bã

Với bệnh lý trầm cảm, người bệnh chủ yếu thường cảm thấy chán nản hầu hết thời gian trong ngày, tâm trạng chán nản thường đi song song với rói loạn trầm cảm chủ yếu và rối loạn trầm cảm kéo dài. Khí sắc trầm buồn được biểu hiện qua:

  • Nét mặt ủ rũ, rầu rĩ
  • Tâm trạng buồn bã
  • Nét mặt đơn điệu
  • Khí sắc giảm do người bệnh buồn bã, bi quan mất hết niềm tin nghị lực trong cuộc sống
  • Những người buồn bã, trống rỗng và có thể khóc thường xuyên

Tâm trạng khí sắc buồn bã là một trong hai triệu chứng tiêu biểu để chẩn đoán bệnh trầm cảm. Với những người bị rối loạn trầm cảm kéo dài phải trải qua một tâm trạng chán nản nhiều ngày trong ít nhất hai năm.

  • Rối loạn trầm cảm chủ yếu (MDD): Trẻ em có thể dễ bị kích động hơn là bị buồn bã.
  • Rối loại trầm cảm kéo dài (PDD): Trẻ em phải trải qua nhiều ngày bị kích động trong ít nhất một năm.

1.Khí sắc buồn bã 1

2.Rối loạn giấc ngủ

Nghiên cứu năm 2008 trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience chỉ ra rằng: Có khoảng 3/4 người bị trầm cảm sẽ mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ bao gồm khó ngủ, ngủ không sâu giấc, luôn cảm thấy buồn ngủ mặc dù đã ngủ cả đêm, hoặc buồn ngủ vào ban ngày có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Người bệnh trầm cảm dễ trằn trọc khó đi vào giấc ngủ mặc dù rất buồn ngủ nhưng không thể ngủ được, hoặc có ngủ nhưng chỉ chớp nhoáng, dễ tỉnh dậy vào nửa đêm và khó ngủ lại. Chính tình trạng mất ngủ, khó ngủ khiến người bệnh trầm cảm lại rơi vào tình trạng mệt mỏi lo lắng, stress liên tục càng kéo theo việc khó ngủ, mất ngủ. Nó như vòng luẩn quẩn và khiến tình trạng bệnh càng trở lên trầm trọng hơn. Bệnh nhân có thể thức trắng cả ngày lẫn đêm trong nhiều ngày dẫn đến suy nhược cơ thể.

Ngoài ra một số trường hợp còn gặp các vấn đề về giấc ngủ như ác mộng, mộng du.

3.Giảm hứng thú với sở thích của bạn

Theo nghiên cứu thống kê lại, có tới 75% bệnh nhân mắc trầm cảm giảm hoặc mất hứng thú trong tình dục. Triệu chứng này được xem là một trong những dấu hiệu sớm của người bị bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn giảm hứng thú, khoái cảm với những sở thích trước kia đã từng yêu thích: Thể thao, phim ảnh, thời trang,…

Nếu như trước kia bạn có thể rất thích một số sở thích: Nấu ăn, hội họa, một môn thể thao nào đó nhưng bỗng dưng bạn không còn hứng thú với sở thích này đối với người trầm cảm là dễ hiểu. Người trầm cảm có thể mất hứng thú với những thứ trước đây họ vô cùng yêu thích chính điều này khiến cho họ dễ bị cảm giác cô độc, chỉ muốn thu mình lại và chúng sẽ khiến trầm cảm thêm trầm trọng.

4.Thay đổi khẩu vị

Thay đổi khẩu vị bất thường cũng là một trong những dấu hiệu của trầm cảm lâm sàng. Điều này cũng được thể hiện ở sự thay đổi đáng kể về trọng lượng cơ thể, cân nặng. Người bệnh có thể tăng hoặc giảm số cân nặng từ 5% trong một tháng trong khi người bệnh không cố gắng tăng cân hay giảm cân có thể là dấu hiệu của rối loạn trầm cảm chủ yếu. Ở trẻ em, sự thay đổi khẩu vị cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân như mong đợi.

Biểu hiện của trầm cảm lâm sàng cũng có thể bao gồm việc ăn quá ít hoặc quá nhiều nhưng không có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng như rối loạn trầm cảm chủ yếu.

4.Thay đổi khẩu vị 1

5.Mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài

Cơ thể không có năng lượng, người mệt mỏi kéo dài đó có thể là triệu chứng của trầm cảm. Nhất là cảm giác mệt mỏi mọi lúc mọi nơi, không có sức sống dãn tới căng thẳng liên tục dẫn đến mệt mỏi lo âu, stress kéo dài.

Ngoài ra chứng trầm cảm khiến cho người bệnh luôn than phiền rằng họ mệt mỏi cộng thêm việc rối loạn giấc ngủ khiến cho tình trạng mệt mỏi lo âu càng ngày càng trầm trọng hơn. Một số trường hợp sự mệt mỏi còn thể hiện bằng nói lắp, lười hoạt động, đi lại làm việc chậm chạp.

6.Cảm giác bản thân vô dụng hoặc tội lỗi

Khi mắc bệnh trầm cảm, người bệnh luôn mặc cảm về bản thân mình và cho rằng mình không xứng đáng, thua kém mọi người xung quanh, thậm chí là luôn có cảm giác tội lỗi dù cho nó không phải là lỗi của mình. Đây chính là một trong số những dấu hiệu quan trọng để nhận biết về trầm cảm.

Cảm giác tội lỗi có thể nghiêm trọng đến mức người mắc phải trở nên ảo tưởng. Ngoài ra, khi người bệnh không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, khi người bệnh có cảm giác tội lỗi quá mức, đó có thể là một triệu chứng suy nhược của giai đoạn trầm cảm của rối loạn lưỡng cực. Tâm trí bắt đầu phá hoại chính nó với những suy nghĩ đen tối, tiêu cực và không thực tế. Có thể cảm thấy bị mắc kẹt trong một vòng lặp tiêu cực khi tâm trí liên tục diễn tập lại ngay cả tình huống nhỏ nhất, như giọng nói dai dẳng trong đầu.

7.Khó tập trung, mất khả năng ghi nhớ

mất tập trung, mất khả năng ghi nhớ hay nhớ nhớ quên quên, khó đưa ra quyết định, đó đều là những triệu chứng của chứng bệnh rối loạn trầm cảm chủ yếu và rối loạn trầm cảm kéo dài. Nếu như trước đây, người bệnh có trí nhớ tốt, khả năng tập trung khá cao, công việc hoàn thành tốt thì khi mắc trầm cảm người bệnh sẽ bắt đầu quên đi những điều cơ bản, tự dưng không thể nào nhớ được tên, số điện thoại của người nhà. Hay trong liên tục quên deadline công việc, quên đón con, không thể đưa ra được quyết định và lựa chọn của bản thân… Sự mất tập trung, khó ghi nhớ này sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của người bệnh.

Những điều này ngay cả bản thân hay những người xung quan đều có thể nhận ra sự thay đổi của bản thân và nhiều khi không biết điều gì đang diễn ra với mình. Đây cũng là tiền đề của những hành vi hành động không kiểm soát được.

8.Tâm lý dễ bị kích động hoặc chậm phát triển

Người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng bạo lực hơn bởi bản thân dễ cáu giận, nổi nóng khó chịu một cách khó hiểu không rõ nguyên nhân. Người bệnh không thể giữ được cảm xức và dễ mất kiểm soát, bản thân dễ cáu gắt và nổi nóng. Chả hạn như trong bữa cơm gia đình, mọi người đang thảo luận với nhau vui vẻ nhưng bản thân người bị trầm cảm có thể cảm thấy rất khó chịu, bực bội trong người thậm chí là bỏ ăn, cáu gắt, ném bát đũa, la ố và chửi rủa. Điều này ảnh hưởng đến hành vi, cử chỉ, hay thói quen hằng ngày. Người khác có thể quan sát rõ triệu chứng này trong các cử động cơ thể, lời nói, và thời gian phản ứng lại sự việc của người bị mắc phải.

8.Tâm lý dễ bị kích động hoặc chậm phát triển 1

Điều trị trầm cảm lâm sàng

Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia, bác sĩ

Trao đổi với bác sĩ:

Nếu có thể, bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia, bác sĩ chuyên  khoa, hãy tìm sự trợ giúp từ những người có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh nhân trầm cảm, và người mà bạn thấy thoải mái. Bác sĩ chuyên khoa phù hợp không thể giải quyết toàn bộ vấn đề ngay lập tức, nhưng có thể hỗ trợ bạn trong việc tự giúp bản thân, giới thiệu đến bác sĩ tâm lý nếu cần thiết (để điều trị y tế), và hỗ trợ bạn vượt qua thời kỳ khó khăn.

Sử dụng thuốc:
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng để điều trị chứng trầm cảm nặng. Tuy nhiên bạn nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa về việc thuốc có tác dụng hay không. Hỏi bác sĩ chuyên khoa về tên một số bác sĩ tâm lý đã điều trị hiệu quả cho bệnh nhân gặp vấn đề tương tự. Ngay cả khi đang dùng thuốc bác sĩ kê đơn, bạn cũng không nên cho rằng đây là biện pháp có thể giải quyết vấn đề một cách dễ dàng. Còn nhiều phương pháp khác để chữa trầm cảm mà bạn cũng nên thử.
  • Nếu bạn quyết định dùng thuốc để chữa trầm cảm, thì mỗi loại sẽ có tác dụng khác nhau. Một số sẽ làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm trong một khoảng thời gian hoặc thúc đẩy ý nghĩ tự tử trước khi chúng bắt đầu phát huy tác dụng. Nếu trường hợp này xảy ra, bạn nên liên lạc với bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa.

=> Một số thuốc chữa lo âu trầm cảm

Tiếp nhận hỗ trợ

  • Tìm kiếm hỗ trợ từ gia đình, xã hội là một trong những phương pháp cần thiết để đối mặt với trầm cảm. Khi tìm kiếm hỗ trợ từ người thân cận (cha mẹ, anh chị em), thì bạn nên tìm đến ông bà, cô dì, chú bác, và anh chị em họ. Trong trường hợp vẫn còn thiếu hỗ trợ, bạn có thể liên lạc với bạn thân của mình.
  • Chia sẻ cảm xúc của bạn với những người khác có thể giúp hỗ trợ tinh thần khi bạn đang phải đối mặt với trầm cảm. Biện pháp này giúp bạn giải tỏa cảm xúc khi có người khác bên cạnh thay vì tích tụ lâu ngày dẫn đến bùng nổ hoặc suy sụp tinh thần: Trò chuyện bạn bè, tạo điều kiện để người khác lắng nghe, bản thân người bệnh có thể sẻ chia giúp xoa dịu tâm trạng bản thân.

Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia, bác sĩ 1

Chiến lược đối phó

  • Thu thập sách vở, bài báo nghiên cứu, xem phim tài liệu, và tiến hành nghiên cứu trực tuyến để tìm hiểu thông tin về tình trạng của bạn.
  • Tăng cường mọi hoạt động mang lại niềm vui thích phù hợp với bạn: Một số hoạt động lành mạnh bao gồm: đọc sách, xem phim, viết lách (nhật ký hoặc truyện ngắn), hội họa, điêu khắc, chơi đùa với thú cưng, nấu ăn, chơi nhạc, thêu thùa, và đan len.
  • Tập luyện: Một số hoạt động thể chất có tác dụng giảm trầm cảm hiệu quả.Việc rèn luyện thậm chí có thể giúp vượt qua chứng trầm cảm, cho dù cơ thể đang có bệnh hay một vài biến cố xảy ra trong cuộc sống: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập máy, đi bộ đường dài, hoặc nâng tạ, bài tập mang lại niềm: Zumba, nhảy nhịp điệu, yoga, bài tập tăng cường sức khỏe, và chèo xuồng.

Ashami- cải thiện chứng trầm cảm

Cây ban âu được sử dụng cho trầm cảm và các triệu chứng đôi khi đi cùng với tâm trạng như hồi hộp, mệt mỏi, kém ăn và khó ngủ. Có một số bằng chứng khoa học mạnh mẽ cho thấy nó có hiệu quả từ nhẹ đến trung bình trầm cảm. Ngoài ra nó còn được sử dụng cho các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa và thay đổi tâm trạng. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Ashami giúp cải thiện tốt chứng căng thẳng lo âu, thần kinh mệt mỏi.

Ashami- cải thiện chứng trầm cảm 1

Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nghiên cứu và thiết kế dành riêng cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi có biểu hiện: Mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu… Hỗ trợ hoạt huyết, cải thiện thần kinh

Thành phần trong 1 viên cứng Ashami được phân tích như sau:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Xem thêm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?