Sự khác biệt cảm giác giữa những người bị trầm cảm

Những người mắc trầm cảm có cảm giác khác nhau khi mắc căn bệnh này.

Sự khác biệt cảm giác giữa những người bị trầm cảm 1

Những người trầm cảm sẽ trải nghiệm một vài cảm giác khác nhau. Dù hầu hết đều có các triệu chứng chung của trầm cảm, tất cả người bệnh sẽ có một hoặc thậm chí nhiều hơn cảm giác “quá tải” khi họ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Một vài ví dụ về cảm giác trầm cảm

Trong cuốn sách Hyperbole and a half, tác giả đã miêu tả cảm giác này như là “chẳng còn lý do gì để sống nữa – ước rằng mình có thể dừng lại sự tồn tại của bản thân theo cái cách mà bạn muốn bước ra khỏi một căn phòng trống rỗng, hay là cách bạn muốn tắt một thứ âm thanh cứ lặp đi lặp lại đến mức không thể chịu đựng nổi”. Vài người lại cảm thấy cuộc sống của họ quá khủng khiếp đến mức họ không thể tiếp tục sống được nữa. Số khác cảm giác rằng mình đã mắc trầm cảm vì họ cảm thấy buồn rầu quá mức và suy nghĩ quá tiêu cực, trong khi họ vẫn có các cảm giác tích cực khác. Thực tế có một số người đã tự tử, sau đó được chẩn đoán là mắc trầm cảm, không phải vì cuộc sống của họ quá bế tắc, mà chỉ vì áp lực điểm số, việc làm hay phổ biến hơn cả là người yêu chia tay. Vậy sự khác biệt giữa các cảm giác trầm cảm này là gì? Điều gì khác biệt giữa những người “cảm thấy mình đang mắc trầm cảm” và những người “thực sự mắc trầm cảm”?

Mối liên hệ giữa những người cảm thấy mình trầm cảm và người bệnh thực sự

Một số nhà nghiên cứu cho rằng có sự khác biệt nhất định giữa những người cảm thấy mình đang bị trầm cảm và những người đang thực sự mắc căn bệnh này.

Cảm thấy mình đang bị trầm cảm chỉ là một cảm xúc giống với khi bạn cảm thấy hạnh phúc. Cảm giác này có thể đến khi bạn thấy cực kỳ buồn sau một cuộc chia tay khó khăn, người thân yêu của bạn qua đời hay một người bạn của bạn rời xa…

Còn nếu bạn đang mắc trầm cảm, bạn sẽ cảm thấy buồn ngay cả khi bạn không nên như thế. Nghĩa là thậm chí chẳng có gì quá tệ xảy đến trong cuộc đời của mình, bạn vẫn cảm thấy buồn mọi lúc, hay như cảm giác bên trên vừa mô tả: “giống như bạn đang ngồi trong một căn phòng trống rỗng vậy”.

Có sự liên quan giữa người “cảm thấy mình đang bị trầm cảm” đến “người mắc bệnh trầm cảm thực sự”. Nếu bạn trải nghiệm cảm giác buồn rầu quá 6 tháng và không thể vui vẻ trở lại thì bạn đã mắc bệnh và cần đến với các trung tâm tư vấn tâm lý và điều trị trầm cảm ngay lập tức.

Như đã nói ở trên, sau khi trải nghiệm cảm giác buồn rầu quá mức quá lâu, bạn sẽ thực sự trở thành 1 người mắc căn bệnh trầm cảm nguy hiểm. Vì vậy nếu có sự kiện nào quá đau buồn trong đời xảy ra, đừng cố gắng đối mặt với nó một mình. Hãy nói chuyện với những người bạn thực sự yêu quý và tin tưởng nhé.

Các bài viết khác trong chuyên đề trầm cảm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?