Hội chứng trầm cảm khi mang thai: Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

Thay đổi tâm trạng khi mang thai là một hiện tượng bình thường. Nhưng khoảng 10% sự thay đổi này có thể là dấu hiệu của hội chứng trầm cảm khi mang thai. Vậy làm cách nào để bạn nhận ra những thay đổi nào trong tâm trạng của bạn nằm ngoài những biến đổi bình thường?

Hội chứng trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm khi mang thai là hội chứng rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động của phụ nữ. Chứng trầm cảm mang thai khiến thai phụ cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng, vô dụng. Các triệu chứng xuất hiện kéo dài gây ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe bà bầu và thai, các mối quan hệ xã hội khác. Những trạng thái cảm xúc này có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng. Trầm cảm khi mang thai có thể được điều trị dứt điểm.

Các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Sự thay đổi cảm xúc ở mỗi thai phụ không giống nhau, nhưng cũng có một số biến đổi cảm xúc thường thấy ở bà bầu như lo âu, mệt mỏi… Điều quan trọng là phân biệt những thay đổi này là bình thường hay là triệu chứng trầm cảm khi mang thai.

Một người phụ nữ có thể bị trầm cảm trước khi sinh nếu họ xuất hiện một hoặc nhiều các dấu hiệu trầm cảm mang thai sau:

  • Giảm khả năng tập trung và khó nhớ
  • Khó đưa ra quyết định
  • Lo âu quá mức trong thai kỳ hoặc về tương lai làm mẹ
  • Cảm thất tê liệt cảm xúc
  • Khó chịu, cáu gắt với mọi thứ
  • Không hứng thú với bất kỳ điều gì, kể cả việc mang thai
  • Cảm giác thất bại hay tội lỗi
  • Nỗi buồn dai dẳng
  • Luôn thấy mệt mỏi
  • Gặp vấn đề với giấc ngủ không liên quan đến thai kỳ như mộng du, ác mộng
  • Luôn thèm ăn, ăn nhiều hoặc chán ăn, mất khẩu vị
  • Sụt cân hoặc tăng cân không liên quan đến thai kỳ
  • Mất hứng thú tình dục
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử

=> Dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ: Khi mang thai lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ tăng đột biến. Nội tiết tố thay đổi đã tác động mạnh đến cảm xúc của thai phụ. Bà bầu trở nên nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.

Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố khác góp phần làm tăng hiện tượng trầm cảm trong thai kỳ chẳng hạn mang thai ngoài ý muốn, chưa sẵn sàng mang thai. Hoặc chịu áp lực do mang thai mang đến như các vấn đề về mối quan hệ, công việc, tài chính.

Nếu không phải do những điều này thì mang thai cũng là một sự kiện trọng đại thay đổi cuộc đời cha mẹ, đem lại những nỗi sợ về mang thai, quá trình sinh nở. Việc không hài lòng với những đặc điểm thai kỳ cũng góp phần phát triển hội chứng trầm cảm khi mang thai.

Một số yếu tố có thể tăng nguy cơ trầm cảm tiền sản bao gồm:

  • Bản thân hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh trầm cảm
  • Có các mối quan hệ khó khăn, mâu thuẫn
  • Không nhận được sự quan tâm, đồng tình, giúp đỡ của người thân đặc biệt là chồng
  • Cuộc sống có nhiều sự kiện căng thẳng, nhất là trong thời gian mang thai chẳng hạn chuyển nhà, xây nhà, mất mát người thân, mất việc, ly hôn… sẽ góp phần dẫn tới hội chứng trầm cảm khi mang thai
  • Sức khỏe của thai nhi không tốt, có thai kỳ khó khăn như nghén, động thai, thai nhi phát triển chậm, thai nhi có vấn đề sức khỏe…
  • Vô sinh hoặc từng sẩy thai trước đó nếu bà mẹ có những khó khăn để có thai hoặc từng bị mất đứa bé, họ có thể bị lo âu quá mức
  • Những ký ức buồn có thể khiến thai phụ bị trầm cảm nếu việc mang thai gắn liền với những ký ức đau đớn trước đây như bị lạm dụng tình dục, lạm dụng tình cảm hoặc bị mẹ đẻ của mình bỏ rơi…
  • Thiếu sự hộ trợ xã hội. Mang thai vốn là thời gian nhạy cảm, nếu bà bầu cảm thấy họ bị cô lập bởi xã hội có thể khiến họ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn
  • Kinh tế và tài chính khó khăn: Cảm giác căng thẳng, lo lắng có thể gia tăng nếu bà mẹ gặp vấn đề tài chính khi mang thai

Ảnh hưởng của bệnh trầm cảm khi mang thai

Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

Chứng trầm cảm khi mang thai không chỉ gây những hậu quả không tốt đối với người mẹ mà còn tác động xấu đến thai nhi, cụ thể:

Tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non trước 36 tuần, thai nhi phát triển không tốt. Thai nhi kém phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất mà điều thường thấy là trẻ khi sinh ra có cân nặng thấp, sức khỏe yếu và khả năng thích ứng môi trường kém, có nguy cơ cao mắc các bệnh suy hô hấp và đau nhức cơ thể.

Sau khi sinh, trẻ có thể gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển, thai nhi phát triển không tốt, những dị tật thai nhi đặc biệt là tật hở hàm ếch ở trẻ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ sau này

Đối với thai phụ

  • Trầm cảm khi mang thai mang lại những rủi ro cao như tự tử, từ bỏ thai nhi. Tâm lý lo âu, sợ hãi, bồn chồn dễ điều hướng suy nghĩ của thai phụ theo hướng tiêu cực dẫn tới tự tổn thương bản thân và thai nhi.
  • Gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nghiêm trọng khi mang thai tiếp tục phát triển thành trầm cảm sau sinh.
  • Rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bà bầu có thể gây ra nhiều vấn đề trong gia đình làm mất gắn kết giữa vợ chồng, con cái và cha mẹ mà nặng nề nhất là ly hôn.
  • Bà bầu bị trầm cảm thường không có khả năng chăm sóc bản thân, con cái làm ảnh hưởng mối quan hệ gần gũi gắn bó của mẹ con. Đều này sẽ tác động không tốt đến quá trình phát triển trưởng thành sau này của trẻ.

Điều trị trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm tiền sản cần được điều trị càng sớm càng tốt. Việc đưa ra một kế hoạch điều trị cụ thể kết hợp sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, chuyên gia sức khỏe, nhóm hỗ trợ trước khi sinh sẽ làm cho thời kỳ sau sinh của người mẹ dễ dàng hơn.

Người chồng/ người bạn đời có vai trò quan trọng nhất trong việc điều trị trầm cảm cho thai phụ. Họ cũng là những người có khả năng phát hiện dấu hiệu trầm cảm khi mang thai sớm nhất. Để quá trình điều trị trầm cảm đạt hiệu quả tốt nhất người chồng cần chia sẻ cùng vợ, yêu thương và lắng nghe cô ấy. Giúp vợ các công việc hàng ngày như mua sắm đồ, công việc nhà, động viên là cách giúp vợ vượt qua khó khăn tốt nhất.

Đối với thai phụ, bạn đừng quá lo lắng nếu mình mắc chứng trầm cảm. Đã có nhiều phụ nữ mắc hội chứng trầm cảm khi mang thai và được điều trị dứt điểm, mẹ và con đều khỏe mạnh. Việc bạn cần làm đầu tiên là nghỉ ngơi thư giãn tinh thần, nếu bạn đang đi làm thì tốt nhất là nghỉ làm trong thời gian này. Tiếp theo bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn, các chuyên gia sức khỏe sẽ giúp bạn biết mình cần làm gì để chữa khỏi bệnh. Ngoài ra, bạn nên trang bị thêm các kiến thức chăm sóc sinh sản nói chung cũng như trầm cảm khi mang thai nói riêng để tham khảo thêm các phương án điều trị. Nếu bạn có băn khoăn trong quá trình điều trị hãy thảo luận với bác sĩ.

Lưu ý nếu bà bầu có suy nghĩ hoặc ý định tự tử hay cảm thấy mất phương hướng không thể xử lý cuộc sống hàng ngày thì cần tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia sức khỏe ngay lập tức. Vì đó là những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ và thai nhi nên có sự giúp đỡ khẩn cấp để giữ cho mẹ và con an toàn khỏe mạnh.

Một số phương pháp điều trị trầm cảm khi mang thai bao gồm:

Giãi bày tâm sự, chia sẻ nỗi lòng: Bà bầu nên chia sẽ cảm nhận thật sự của mình dù cho đó có là những cảm xúc tiêu cực. Có thể là với người đáng tin cậy như chồng/người trong gia đình/ bạn bè. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi kể với người quen bạn có thể lên lịch nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Họ sẽ hiểu những cảm xúc của bạn và cho lời khuyên hữu ích. Điều quan trọng là ai đó biết bạn đang làm gì và có thể cố gắng giúp bạn. Đừng bao giờ cố gắng đối mặt với trầm cảm một mình. Em bé của bạn cần bạn tìm kiếm sự giúp đỡ và được điều trị.

Tập thể dục: Vận động làm tăng mức serotonin và giảm mức cortisol.

Nghỉ ngơi đầy đủ: Thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xử lý căng thẳng và cơ thể hàng ngày của cơ thể và tâm trí. Bạn nên thiết lập cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn đúng giờ mỗi ngày.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Nhiều loại thực phẩm có liên quan đến sự thay đổi tâm trạng, khả năng xử lý căng thẳng và tinh thần minh mẫn. Chế độ ăn nhiều caffeine, đường, carbohydrate chế biến, phụ gia nhân tạo và protein thấp đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Bạn nên có ý thức cung cấp nguyên liệu tốt cho cơ thể bằng các thực phẩm lành mạnh.

Axit béo omega-3:  Trong nhiều năm, người ta đã biết rằng omega-3 có thể giúp giải quyết một số vấn đề về sức khỏe, nhưng các nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng bổ sung omega-3 / dầu cá hàng ngày có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Phụ nữ mang thai muốn đảm bảo dùng dầu cá không chứa thủy ngân và kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc hoặc chuyên gia dinh dưỡng của họ với số lượng được khuyến nghị.

Các biện pháp thảo dược: Có một số chất bổ sung thảo dược và vitamin được biết là ảnh hưởng đến tâm trạng và hormone serotonin. Bạn nên thảo luận với chuyên gia điều trị sức khỏe của mình về việc có nên sử dụng cỏ thánh John, SAM-e, 5-HTP, magiê, vitamin B6 và các phương thuốc hoa. Nhiều trong số này không thể được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm và nên được đánh giá về liều dùng cho phụ nữ mang thai.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?