Cảm xúc giận dữ và giải pháp khắc phục

Giận dữ là một phản ứng tự nhiên đối với nỗi đau về thể chất hoặc tinh thần. Cảm xúc giận dữ có thể xảy ra khi cơ thể cảm thấy không khỏe, bị từ chối, bị đe dọa hoặc trải qua một số mất mát. Nó có thể gây ra vấn đề trong cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của những người xung quanh chúng ta. Cùng tìm hiểu về cảm xúc giận dữ và giải pháp khắc phục.

>> Tham khảo: Cảm xúc bất ổn là gì

Cảm xúc giận dữ là gì?

Cảm xúc giận dữ là gì? 1

Giận dữ là một cảm xúc khi một cái gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta hoặc cảm thấy không công bằng, khi chúng ta không thể đạt được mục tiêu hoặc khi bị tổn thương hoặc bị đe dọa. Chúng ta cũng có thể cảm thấy giận dữ khi chúng ta chịu quá nhiều căng thẳng. Giận dữ có thể liên quan đến một loạt các cảm xúc. Chúng ta có thể hơi khó chịu về một sự cố nhỏ như bị kẹt xe hoặc mất xe buýt. Các vấn đề nghiêm trọng hơn, như bị tổn thương hoặc nhìn thấy người khác bị tổn thương, có thể gây ra cảm giác mạnh như giận dữ. Đôi khi, chúng tôi chỉ cảm thấy giận dữ mà không có lý do.

Giận dữ có thể là một vấn đề cho bạn khi nó:

  • Mạnh hơn nhiều so với những tình huống mà bạn gặp phải
  • Rất thường xuyên, đến mức bạn không thể có tâm trạng thoải mái
  • Nguyên nhân bởi một cái gì đó đã xảy ra từ lâu
  • Làm cho bạn hành động bạo lực đối với bản thân, người khác hoặc tài sản của ai đó
  • Can thiệp vào đời sống và công việc
  • Làm tổn thương mối quan hệ của bạn với những người thân yêu
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn

Giải pháp để khác phục giận dữ

Giận dữ là một phản ứng bình thường đối với một số tình huống. Cảm xúc giận dữ cũng có thể hữu ích khi nó phù hợp với tình huống và thúc đẩy mọi người hành động hoặc hướng tới mục tiêu. Tuy nhiên, nếu giận dữ được xử lý theo những cách không lành mạnh có thể tạo ra vấn đề và ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của bạn. Dưới đây là một số cách khắc phục cảm xúc giận dữ:

Giải pháp trước mắt

Giải pháp này tuy không giúp bạn giải quyết vấn đề nhưng nó sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc để có thể tìm ra cách hiệu quả để giải quyết vấn đề. Chúng cũng có thể hữu ích nếu bạn thấy mình nói hoặc làm những điều trong sự tức giận khiến bạn hối tiếc sau này.

Đầu tiên bạn cần hít thở thật sâu để làm dịu tâm trí của bạn, làm chậm cảm xúc từ trái tim để khiến bạn dễ chịu hơn, cơ thể thư giãn hơn. Điều này có thể rất hữu ích cho những phiền toái nhỏ mà bạn không thể kiểm soát.

Giải pháp ngắn hạn

Khi bạn bình tĩnh hơn, đây là những chiến lược giúp bạn xem xét cảm xúc của mình xung quanh một tình huống cụ thể. Nó không mất nhiều thời gian nhưng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Hãy tự hỏi mình, tôi sẽ nghĩ gì về người khác nếu tôi thấy họ tức giận trong tình huống này? Tình huống này có thực sự tồi tệ như tôi đang nghĩ không? Bạn cũng có thể hỏi ai đó mà bạn tin tưởng, họ có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách cân bằng hơn.

Xác định nguồn gốc của sự giận dữ của bạn. Nếu hành động hoặc lời nói của người khác đang làm tổn thương bạn, hãy cố gắng đối phó trực tiếp với họ một cách hòa bình.

Giải pháp dài hạn

Giải pháp này tốn nhiều thời gian và công sức hơn, nhưng nó có thể giúp bạn đối phó với sự tức giận khi nó xuất hiện trong nhiều tình huống khác nhau. Mục tiêu là thay đổi cách bạn phản ứng với sự tức giận để nó không gây ra vấn đề ngay từ đầu.

  • Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự giận dữ của bạn. Một số cảm xúc, chẳng hạn như cảm giác bị kiểm soát, xấu hổ hoặc tội lỗi, cũng có thể gây ra sự tức giận cho một số người.
  • Xác định các dấu hiệu cảnh báo sớm của bạn để bạn có thể hành động trước khi cơn giận của bạn biến thành cơn thịnh nộ. Các dấu hiệu cảnh báo sớm phổ biến bao gồm tim đập thình thịch, ngực hoặc hàm căng cứng, cảm thấy bực bội hoặc khó chịu hoặc cảm thấy như bị đả kích.
  • Nói chuyện với một người mà bạn tin tưởng, người ngoài cuộc có thể nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn bạn. Người đó có thể giúp bạn xác định vấn đề thực sự và đưa ra những lời khuyên giúp bạn xử lý tình huống tốt hơn.
  • Nếu sự giận dữ của bạn là do thứ gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, chẳng hạn như mất việc, hãy tìm hiểu cách người khác giải quyết vấn đề tương tự như mình và đã thành công để thử chiến lược của họ.
  • Hãy suy nghĩ lành mạnh, học cách giải quyết vấn đề và quản lý căng thẳng. Tất cả những điều này có thể giúp quản lý sự tức giận.
  • Hãy thử đi dạo, chơi môn thể thao yêu thích hoặc dọn dẹp nhà cửa, thiền, tập yoga để giúp thư giãn đầu óc
  • Bổ dung đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Bởi chúng ta thường mất kiên nhẫn và dễ nổi cáu hơn khi chúng ta mệt mỏi hoặc đói.
  • Nếu bạn cảm thấy dễ nổi giận khi mọi người không hành động như bạn muốn, hãy nhớ rằng bạn không thể kiểm soát cách người khác cư xử. Bạn chỉ có thể kiểm soát cách bạn chọn để phản ứng với những hành vi đó.

Giận dữ và cáu kỉnh đôi khi có thể là dấu hiệu của trầm cảm hoặc lo lắng, stress. Nếu sự giận dữ tiếp tục gây ra vấn đề hoặc bạn nhận thấy rằng sự tức giận xảy ra với các triệu chứng khác, thì nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.

>> Tìm hiểu thêm: Stress và trầm cảm

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?