Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm là gì?

Rối loạn trầm cảm là căn bệnh thuộc về bệnh lý cảm xúc. Đây là tình trạng rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nó gây ra ức chế ở tất cả các mặt hoạt động tâm thần: Cảm xúc, tư duy, vận động…Khiến người bệnh ảnh hưởng về hoạt động tâm thần, sinh hoạt cũng như lao động và học tập.

Xem đầy đủ:Tổng quan về rối loạn trầm cảm

Triệu chứng của rối loạn trầm cảm

Triệu chứng của rối loạn trầm cảm 1

 

Những triệu chứng của rối loạn trầm cảm rất đa dạng, chúng được chia thành 3 dạng chính dựa theo phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD – 10) chương F – các rối loạn tâm lý.

Triệu chứng chính

  • Trạng thái buồn chán của tâm trạng
  • Không còn cảm thấy vui vẻ và mất đi những sở thích của bản thân
  • Không còn động lực của bản thân, mệt mỏi và không muốn hoạt động

Triệu chứng phụ có thể kèm theo

  • Rối loạn giấc ngủ: Không ngủ ngon, khó ngủ và có thể mất ngủ giữa đêm
  • Giảm tập trung chú ý cao độ trong công việc
  • Mất sự tự tin, luôn e dè, rụt rè
  • Thấy bản thân không có giá trị, có thể cảm thấy tội lỗi, mình mắc lỗi
  • Có thể thèm ăn, hoặc tăng, giảm cân thất thường
  • Bi quan, luôn có suy nghĩ tiêu cực về mọi việc
  • Nguy hiểm nhất nặng nề nhất đó là có ý nghĩ tự tử, tự làm tổn thương bản thân hoặc suy nghĩ, hành động làm đau bản thân- tự sát.

Triệu chứng thể lý

  • Giảm cân nhanh chóng, đột ngột, người bệnh có thể giảm 5% cân nặng trong vòng 1 tháng
  • Tâm trạng buồn chán dễ xảy đến vào buổi sáng khi mới thức dậy. Đến chiều tối tâm trạng được cải thiện đỡ hơn một chút
  • Tăng cảm giác thèm ăn, thích ăn một số thứ mà trước kia không thích
  • Buổi sáng thường dậy sớm hơn bình thường khoảng vài tiếng đồng hồ không rõ nguyên do
  • Nhu cầu tình dục giảm
  • Ức chế tâm lý, tăng sự kích động về tâm lý, giảm hoạt động, hành động

Với người bệnh nếu nhận thấy có 2 trong 3 triệu chứng chính kèm theo ít nhất 2 triệu chứng phụ đi kèm kéo dài khoảng 2 tuần vào hầu hết các ngày trong tuần thì được đánh giá mắc rối loạn trầm cảm. Ngoài ra nếu càng nhiều triệu chứng chính và phụ được biểu hiện thì mức độ trầm cảm càng nặng.

Theo nghiên cứu tại Trung tâm tư vấn tâm lý và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng người Việt Nam tại CHLB Đức (ở bệnh viện trường đại học Y Charité và Königin Elisabeth Herzberge), kết quả cho thấy:  Với nhóm bệnh nhân người Việt Nam rối loạn trầm cảm thường có nhiều triệu chứng thể lý (như: Đau đầu, đau lưng, đau khớp, cảm giác hoa mắt chóng mặt) nhiều hơn so với bệnh nhân người Đức trong nhóm người nghiên cứu đó. Không chỉ vậy, ngoài những triệu chứng thể lý ra, người bệnh còn đến bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ đa khoa với những triệu chứng đi kèm như: Giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung.

Ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm

  • Rối loạn trầm cảm chia làm 3 dạng, chính vì thế, khi mới có triệu chứng, người bệnh không nên bỏ qua, nên tập trung điều trị không cho rối loạn trầm cảm phát triển hoàn chỉnh bởi để lâu chúng có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến trạng thái sức khỏe và tâm lý của con người.
  • Rối loạn trầm cảm gây ra rất nhiều hạn chế về các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày, công việc làm, các mối quan hệ xã hội và giảm khả năng làm việc của người mắc bệnh.
  • Nặng nề hơn cả, khi rối loạn trầm cảm ở mức nặng nhất, chúng có thể khiến người bệnh có suy nghĩ và hành động gây tổn thương chính bản thân: Tự tử
  • Một số bệnh mãn tính có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn trầm cảm hoặc ngược lại bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm có nguy cơ mắc các căn bệnh thể lý cao hơn. Ở giai đoạn rối loạn trầm cảm một số bệnh lý khác có thể đồng thời xuất hiện hoặc sẽ nặng lên. Cụ thể đó là những bệnh:  Tim mạch, huyết áp cao, bệnh viêm nhiễm, hen suyễn, dị ứng, tiểu đường, chứng đau nửa đầu.

Điều trị rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, công việc và các mối quan hệ xã hội của người bệnh. Chính vì vậy, rối loạn trầm cảm cần được phát hiện và điều trị kịp thời, ngoài ra trước khi điều trị rối loạn trầm cảm, việc điều trị cần dựa trên nguyên tắc sau:

  • Rối loạn trầm cảm cần được phát hiện sớm, trạng thái trầm cảm cần được chính xác như: Trầm cảm che đậy hay trầm cảm nhẹ
  • Mức độ trầm cảm của người bệnh: Nặng hay hẹ
  • Nguyên nhân cụ thể khiến mắc trầm cảm: Do thực tổn, trầm cảm nội sinh hay trầm cảm do căn nguyên tâm lý

Khi đã dựa trên những nguyên tắc như vậy, sẽ có phác đồ rõ ràng để điều trị bệnh rối loạn trầm cảm:

Sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc được dùng cho điều trị rối loạn trầm cảm:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Gồm có thuốc giải lo âu, tạo cảm giác êm dịu (Laroxyl, Elavil, Amitriptyline, Triptizol,…), thuốc có tác dụng hoạt hóa, kích thích (Imipramine, Imipramine, Tofranil,…) và loại trung gian (Anafranil)
  • Thuốc chống trầm cảm ức chế men monoamine oxydase (MAOIs): Hiện nay ít dùng bị nhiều biến chứng
  • Thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc serotonin: Thường dùng Sertraline, Fluoxetine, Paroxetine,…
  • Người ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng thuốc bồi bổ thần kinh và thuốc tăng cường tuần hoàn não

Đây là các loại thuốc thường được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tâm lý, tâm thần tại các bệnh viện lựa chọn trong điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, sử dụng thuốc điều trị rối loạn trầm cảm tiềm ẩn không ít rủi ro và biến chứng. Chính vì thế, để việc điều trị mang lại hiệu quả cao nhất trước khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân

Ngoài ra khi sử dụng thuốc điều trị người bệnh và gia đình cần được giáo dục về tác dụng phụ và chủ động thông báo với bác sĩ ngay khi chuyển sang giai đoạn hưng cảm.

> Xem tham khảo thêm thông tin:Các loại thuốc chữa trầm cảm mới nhất hiện nay

Sử dụng liệu pháp sốc điện (ECT)

Liệu pháp sốc điện là phương pháp sử dụng một luồng điện được kiểm soát đưa vào bên trong não độ người bệnh nhằm tạo ra cơn co giật nhỏ giúp phục hồi sự liên kết của các nơron thần kinh, ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó giúp  người bệnh có thể cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng tự sát ở bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị mất trí nhớ vài tuần sau khi sử dụng liệu pháp này , đặc biệt chú ý sử dụng phương pháp này cho người cao tuổi.

Ngoài ra liệu pháp sốc nhiệt này  thường được cân nhắc sử dụng cho những trường hợp trầm cảm kháng thuốc, trầm cảm nặng, bệnh nhân có suy nghĩ hoặc ý nghĩ tự sát.

Phương pháp trị liệu tâm lý

Sử dụng phương pháp điều trị trị liệu tâm lý với những người mắc rối loạn trầm cảm giúp người bệnh giải quyết chứng trầm cảm hiệu quả và triệt để. Phương pháp này sẽ giúp các chuyên gia tâm lý tháo gỡ những vướng mắc trong tâm trí người bệnh mà chính bản thân người bệnh không nhận ra.

Ngoài ra, phương pháp điều trị bằng tâm lý còn được áp dụng song song với sử dụng thuốc chống trầm cảm và được đánh giá mang lại kết quả khả quan. Ở những bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ, Sử dụng trị liệu tâm lý giúp người bệnh kiểm soát các biểu hiện của bệnh mà không cần sử dụng thuốc hay can thiệp vào cơ thể.

Điều trị bằng trị liệu tâm lý giúp

  • Người bệnh có thể đối phó với những thách thức và giải quyết vấn đề
  • Cải thiện kĩ năng giao tiếp, giúp người bệnh giải tỏa tâm lí, tăng tiếp xúc giao tiếp
  • Giúp người bệnh tăng sự tự tin, tin vào bản thân và cuộc sống
  • Người bệnh lấy lại sự hài lòng và kiểm soát cuộc sống tốt hơn
  • Loại bỏ sự tự ti, mặc cảm
  • Biết hướng đến những điều tích cực, lành mạnh
  • Giảm căng thẳng

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần thay đổi lối sống phù hợp để cải thiện chứng bệnh và giảm thiểu khả năng tái phát của bệnh:

Thay đổi lối sống

Ăn khoa học:

Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và  giúp giảm triệu chứng của bệnh rối loạn trầm cảm:

  • Thực phẩm có chứa axit béo omega-3: Cá hồi,
  • Thực phẩm giàu vitamin B: Đậu và ngũ cốc
  • Magie có trong các loại hạt và sữa chua.
  • Loại bỏ một số thực phẩm chế biến sẵn có chứa axit béo omega-6 có thể góp phần làm tình trạng bệnh nặng hơn nên bạn cũng cần phải kiêng ăn nó.

Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, gây nghiện:

Bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích gây nghiện có thể gây ức chế đến hệ thần kinh có thể làm cho các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Hơn thế nữa những loại chất kích thích còn khiến bộ phận thần kinh như não bộ bị ảnh hưởng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Thể dục thể thao hợp lý, đều đặn:

Rối loạn trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, chán nản, tuy nhiên, bạn vẫn cần có hoạt động thể chất. Đặc biệt là hoạt động ngoài trời và trong ánh sáng mặt trời vừa phải. Bởi khi bạn hoạt động thể chất bên ngoài nó giúp bạn có tâm trạng thoải mái và làm cho tinh thần bạn cảm thấy tốt hơn.

Ngủ đủ giấc:

Ngủ đủ giấc rất quan trọng với tâm lý cũng như tinh thần người bệnh, giúp bạn giảm căng thẳng, stress, mệt mỏi. Chính vì vậy bạn nên ngủ ít nhất 6 đến 8 giờ mỗi đêm. Bạn cần nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn khó ngủ để có phương pháp can thiệp đúng và kịp thời.

Đối phó với trầm cảm với thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần thường gặp hiện nay. Bệnh không chỉ gây ra những thiệt hại cho cá nhân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến đời sống gia đình và làm tăng gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy mỗi người cần có nhận thức về bệnh lý này để chủ động thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài những phương pháp điều trị bệnh như trên giới thiệu, người bệnh có thể tìm hiểu và lựa chọn sử dụng thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe để đạt được hiệu quả tốt nhất khi chữa bệnh: Ashami.

Đối phó với trầm cảm với thực phẩm bảo vệ sức khoẻ 1

Đây là sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên như: Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum), Chiết xuất Bạch Quả và những tá dược vừa đủ giúp dưỡng não, nâng cao sức khoẻ, tâm thần giúp an thần, giảm căng thẳng giảm lo âu mệt mỏi.

Vì sao nên sử dụng Ashami?

  1. Sản phẩm được nghiên cứu khoa học bài bản, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của công ty CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TRADIPHAR
  2. Sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trong việc cải thiện căng thẳng thần kinh, lo âu mệt mỏi. Quan trọng hơn, đã có rất nhiều người dùng Ashami và mang lại hiệu quả điều trị tốt.
  3. Nguyên liệu chính là cao hoa Ban Âu được nhập khẩu từ Châu Âu. Đã được nghiên cứu lâm sàng mang lại tác dụng cải thiện tốt cho những người căng thẳng lo âu, thần kinh mệt mỏi
  4. Sản phẩm không có tác dụng phụ vì sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn tuyệt đối.
  5. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép, hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình sử dụng (khoảng 4 tháng). Thậm chí, ở những người căng thẳng thần kinh mức nhẹ thì chỉ dùng 2 tuần đã thấy cải thiện rõ rệt.

Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?