Trầm cảm có thể tự hết sau thời gian không?

Chào bác sĩ!

Năm nay tôi 35 tuổi. Gần đây tôi gặp một số vấn đề về chuyện gia đình, kể từ đó tôi có những dấu hiệu rất lạ: Đầu có trống rỗng, tư duy không thông suốt, hay nhớ quên, mệt mỏi, không muốn tiếp xúc hay quan hệ với ai. Mặc dù rất cố gắng hòa nhập với bạn bè, mọi người nhưng mỗi khi ra ngoài tôi lại không thể linh hoạt như những người khác khiến tôi rất tự ti. Tôi có tìm hiểu thì được biết đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm.

Tôi muốn hỏi bác sỹ là bệnh trầm cảm có tự khỏi được không và tôi phải làm như thế nào?

Tôi cảm ơn ( Mai Lan- Hưng Yên)

Trả lời

Chào bạn!

Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyên mục chuyên gia tư vấn sức khỏe Vungtri.com. Để giải đáp thắc mắc của bạn, mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây:

Trầm cảm có thể tự hết sau thời gian không? 1

Thế nào là trầm cảm?

Theo thống kê, có tới 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống, nhất là ở phụ nữ. Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn tâm trạng gây cảm giác buồn và mất động lực trong thời gian dài. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về tinh thần lẫn thể chất. Ngoài ra những cảm xúc tiêu cực kéo dài không được cải thiện có thể gây khó khăn trong công việc, làm rạn nứt các mối quan hệ bạn bè hoặc trong gia đình và thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến ý định tự tử.

Thông tin đầy đủ:Bệnh rối loạn lo âu trầm cảm

Một số triệu chứng của chứng trầm cảm

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở mỗi người, mỗi giới là khác nhau. Mặc dù vậy, nhìn chung hầu hết người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu trầm cảm phổ biến như sau:

Biểu hiện về tâm lý

  • Người bệnh trầm cảm thường cảm thấy đau khổ: Trạng thái cảm thấy đau khổ hiện hữu phần lớn thời gian trong ngày và kéo dài từ ngày này sang ngày khác.
  • Không còn hứng thú với sở thích, niềm vui trong cuộc sống.
  • Người bệnh kém linh hoạt, minh mẫn, giảm khả năng tập trung dẫn đến gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
  • Thường xuyên cảm giác tội lỗi, nghĩ rằng mình là người xấu, không có ích, kém cỏi và không xứng đáng với những gì đang có.
  • Nặng nhất là có những hành vi tự làm đau bản thân, làm hại chính mình hoặc có ý định tự tử

Triệu chứng thực thể

  • Cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng
  • Tăng cân hoặc sụt cân
  • Mất hứng thú trong chuyện tình dục
  • Mất ngủ, trằn trọc, khó ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Nói và hoạt động chậm chạp hơn bình thường

Triệu chứng thực thể 1

Trầm cảm có thể tự hết sau thời gian không?

Mỗi đợt trầm cảm nhẹ có thể tự biến nhất mà không cần điều trị hay can thiệp. Tuy nhiên, chứng trầm cảm có thể trở nên tồi tệ hơn rát nhiều khi để bệnh tự diễn biến hoặc tâm lý của người bệnh lại gặp vấn đề. Chính vì chứng tầm cảm có thể tái phát bất cứ lúc nào nên các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý khuyên người bệnh nên đi khám để có phương pháp điều trị ngay lập tức khi có dấu hiệu trầm cảm.

Ngoài ra, chứng trầm cảm nếu không được can thiệp sớm, để diễn biến bệnh tự khỏi, tự hết có thể người bệnh sẽ đối diện với nhiều vấn đề: Cuộc sống, tâm lý, sức khỏe gặp vấn đề và ảnh hưởng đến gia đình, người thân.

Bệnh trầm cảm có khỏi hẳn được không?

Chứng trầm cảm là bệnh lý về tâm lý có thể chữa khỏi như những bệnh lý khác. Tuy nhiên nếu bệnh ở mức độ nhẹ, thì cơ hội chữa khỏi càng lớn và càng nhanh hơn, chính vì thế, người bệnh nên chủ động tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt

Ngoài ra để điều trị chứng trầm cảm thì cần kết hợp nhiều liệu pháp và phụ thuộc vào người bệnh hợp tác, kiên trì thực hiện phác đồ điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị trầm cảm chủ yếu:

Dùng thuốc điều trị trầm cảm

Việc lựa chọn thuốc để điều trị chứng trầm cảm được hướng dẫn bởi đáp ứng trước đây với một số loại thuốc chống trầm cảm cụ thể. Các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin là thuốc đầu tiên được lựa chọn. Mặc dù còn rất nhiều loại thuốc khác nữa có hiệu quả tương đương với các trường hợp điển hình.

  • Các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)
  • Các chất điều hòa serotonin (thuốc chẹn 5-HT2)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin-norepinephrin
  • Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrin-dopamin
  • Thuốc chống trầm cảm dị vòng
  • Chất ức chế monoamin oxidase (MAOI)
  • Thuốc chống trầm cảm Melatonergic

Theo thống kê có tới 80% bệnh nhân trầm cảm đáp ứng tốt với các thuốc điều trị, chính vì thế người bệnh nên lạc quan sử dụng thuốc  bởi sau khi dừng sử dụng thuốc bạn sẽ trở về tâm lý vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc bình thường.

Như chia sẻ ở trên, bệnh trầm cảm không thể cứ để tự khỏi được, bệnh dễ tái phát nên việc điều trị cũng cần thời gian, lâu dài và đủ liệu trình. Nó dễ tái phát nên việc điều trị không chỉ nhằm mục tiêu giúp cho bệnh nhân hết triệu chứng mà còn ngăn chặn tái phát bệnh.

Dùng thuốc điều trị trầm cảm 1

Quá trình điều trị trầm cảm với thuốc thường được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1:

Đây là giai đoạn đầu tiên, chủ định giai đoạn đầu tiên này đem lại sự bình phục dần của bệnh nhân, bước đầu giúp bệnh nhân giảm thiểu triệu chứng

Giai đoạn 2:

Giai đoạn 2 này thường kéo dài khoảng 20 tuần sau giai đoạn đầu tiên. Mục tiêu của giai đoạn 2 là duy trì sự bình phục, ngăn ngừa khả năng triệu chứng bệnh tái phát.

Giai đoạn 3:

Sau 2 giai đoạn trước đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định người bệnh có cần điều trị tiếp hay ngưng để đề phòng tái diễn cơn trầm cảm

Biện pháp trị liệu tâm lý

Biện pháp tâm trí trị liệu thường được dùng ở những bệnh nhân có mức độ trầm cảm nhẹ. Khi người bệnh mới ở mức trầm cảm nhẹ cần gặp chuyên gia tư vấn để giúp người bệnh ổn định về mặt tâm lý và thể chất, giúp người bệnh vững tin và loại bỏ cảm giác cô đơn lạc lõng một mình.

Ngoài ra phương pháp này được kết hợp hiệu quả với thuốc chống trầm cảm, được xem như một phần quan trọng trong điều trị trầm cảm nặng. Liệu pháp tư vấn tâm lý rất hiệu quả, với ưu điểm nổi bật là không kèm theo các tác dụng phụ như khi uống thuốc, giúp giảm nhanh triệu chứng và người bệnh dễ dàng tuân thủ đúng lịch trình uống thuốc hơn.

Ưu điểm của biện pháp trị liệu tâm lý trong điều trị trầm cảm:

  • Giúp bệnh nhân có góc nhìn mới về vấn đề của bệnh
  • Giải tỏa được tâm lý và stress
  • Giúp người bệnh có thể trò chuyện, giải tỏa tâm tư, tình cảm, suuy nghĩ với người khác
  • Phát hiện sớm tình trạng trầm cảm của bệnh nhân đang phát triển theo hướng nào
  • Ổn định tâm lý cho người bệnh
  • Giúp bệnh nhân chấp nhận được sự thật

Trầm cảm là căn bệnh hoàn toàn có thể dự phòng được

Trầm cảm là bệnh tâm lý có thể sự phòng được bằng việc tạo môi trường sống, môi trường học tập, làm việc lành mạnh và quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, cộng đồng là vô cùng quan trọng

  • Chứng trầm cảm bất cứ ai cũng có thể mắc phải
  • Trầm cảm là bệnh lý về tâm lý và không phải là dấu hiểu của sự yếu đuối
  • Hãy trò chuyện với mọi người bởi trò chuyện, chia sẻ là biện pháp đơn giản nhất để phòng và hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm
  • Khi nhận thấy mình có thể mắc trầm cảm, hãy sống tích cực giao tiếp chia sẻ với người bạn cảm thấy tin tưởng, nói lên suy nghĩ tâm tư của mình và nhận sự hỗ trợ sẻ chia từ người khác.
  • Tiếp tục làm việc, tích cực tham gia hoạt động tập luyện thể thao
  • Tránh xa các chất kích thích, bia, rượu, chất gây nghiện
  • Khi cần sự trợ giúp chuyên môn hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn và tư vấn về sức khỏe

Những thông tin trên đã giúp bạn Mai Lan thêm thông tin về chứng trầm cảm và các phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả nhất chưa?  Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Để hiểu rõ bản thân mình có mắc chứng bệnh tâm lý không, hãy tham khảo thêm bài test:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?