Người trầm cảm có bị bệnh tâm thần không?

Trong thời gian vừa qua, chuyên mục tư vấn của vungtri.com nhận được rất nhiều câu hỏi: Mắc trầm cảm thì có bị tâm thần không? Để giải đáp thật kĩ lưỡng về bệnh trầm cảm giúp giải toả băn khoăn này, thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn.

Người trầm cảm có bị bệnh tâm thần không? 1

Hiểu về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là tình trạng rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học, chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, hành xử và những biến đổi đa dạng về tinh thần và thể chất của người bệnh. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày, vài tháng thậm chí là hàng năm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, các mối quan hệ xã hội, gia đình. Tình trạng trầm cảm bị nặng có thể dẫn tới những hành vi nghiêm trọng như tự sát.

Cho đến nay Nguyên nhân của trầm cảm chưa được làm rõ, tuy nhiên có một số yếu tố được cho là liên quan tới trầm cảm như:

  • Stress căng thẳng mệt mỏi
  • Khủng hoảng, áp lực trong cuộc sống
  • Thay đổi môi trường
  • Yếu tố di truyền….

Trạng thái đặc trưng của trầm cảm:

Bệnh trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng sau đây:

1.Khí sắc trầm buồn:

  • Khi sắc trầm buồn được hình thành bởi người bệnh trầm cảm buồn bã, chán nản, bi quan, mất hết niềm tin trong cuộc sống. Khí sắc trầm buồn được biểu hiện qua nét mặt của bệnh nhân: buồn bã, rầu rĩ, ủ rũ nét mắt rất đơn điệu, giảm hoặc mất các nếp nhăn.
  • Ngoài ra bệnh nhân luôn lo lắng, ám ảnh vô cớ, giận dỗi mọi thứ xung quanh và có những cơn sợ hãi, ngại giao tiếp…

2.Rối loạn giấc ngủ:

Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, ngủ nhiều, mất ngủ là triệu chứng hay gặp nhất chiếm 95% số trường hợp bệnh nhân trầm cảm. Bệnh nhân có thể thức trắng cả ngày lẫn đêm trong nhiều ngày dẫn đến suy nhược cơ thể.

3.Mệt mỏi, giảm tập trung, giảm sút năng lượng:

Người bệnh không còn hứng thú với bất cứ việc gì, giảm tập trung, nhớ nhớ quên quên, hiệu quả công việc giảm sút. Bệnh nhân mệt mỏi không muốn làm gì đối với những trường hợp nặng còn không thể thực hiện được các công việc hàng ngày như: Đi ra chợ, nấu cơm, giặt quần áo

4.Mất hứng thú hoặc các sở thích trước đây:

Chính vì những biểu hiện trên mà đến biểu hiện này, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đi đứng chậm chạp, không còn đủ sức khoẻ, không muốn quan tâm tới bất cứ điều gì kể cả ham muốn tình dục. Ở nam giới thường mắc rối loạn cương dương, nữ giới suy giảm chức năng tình dục.

5.Mất cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, một số ít có biểu hiện tăng cân:

Người mắc trầm cảm thường không còn cảm thấy ngon miệng, không muốn ăn, muốn nhịn đói. Tuy nhiên một số ít trường hợp lại có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường.

6.Cảm giác vô dụng, tội lỗi:

Người mệt luôn có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, tuyệt vọng, không có niềm tin vào tương lai. Tự cảm thấy có lỗi với người thân, thua kém người khác, trở nên vô dụng.

Trạng thái đặc trưng của trầm cảm: 1

8.Biểu hiện sinh lý:

Một số biểu hiện sinh lý thường gặp và dễ nhận ra:

  • Nhức đầu,
  • Mỏi vai gáy,
  • Đau nhức tay chân
  • Hồi hộp trống ngực,

9.Hình thức bên ngoài:

Thay đổi hình thức ăn mặc: Lôi thôi, không chú trọng hình thức bên ngoài, vệ sinh kém,…

10.Có ý định và hành vi tự sát:

Đỉnh điểm của trầm cảm đó là hành vi tự sát bởi tuyệt vọng, không lối thoát, bị ám ảnh về bệnh tật, chán nản, dễ bị tổn thương và có suy nghĩ tự kết liễu đời mình để chấm dứt tất cả.

Người bị trầm cảm có bị tâm thần hay không?

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu: Bệnh tâm thần là gì?

Nguyên nhân của bệnh tâm thần  là do các hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần… gây ra tình trạng rối loạn chức năng phản ánh thực tại.

Trong bệnh tâm thần, các tổn hại thực thể của hệ thần kinh không rõ rệt, khi chụp chiếu hay xét nghiệm không tìm thấy tổn thương thực thể. Bệnh tâm thần thường liên quan đến hàng loạt vấn đề về sức khoẻ tâm thần, chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm trạng và hành vi của người bệnh. Các bệnh về tâm thần bao gồm: Trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt…

Trầm cảm gây tổn thương thực sự ở não bộ

Trầm cảm gây tổn thương thực sự ở não bộ 1

Các nghiên cứu chụp hình não mới nhất cho thấy rằng bệnh trầm cảm không phải là một bệnh “tưởng tượng” bởi những người mắc trầm cảm có rất nhiều biến đổi, hoạt động trong não bộ. Những cấu trúc thần kinh và mạng lưới thần kinh điều hòa những triệu chứng căng thẳng thể xác đều có sự biến đổi trong bệnh trầm cảm. Chính vì thế mà khi bị trầm cảm, bệnh nhân không chỉ có những triệu chứng về mặt tâm lý mà còn có biểu hiện cơ thể. Đặc biệt, hầu như các bệnh nhân mắc trầm cảm thường có các biểu hiện về cơ thể: Đau ngực, mệt tim, mệt mỏi, ngất xỉu, đau đầu, mất ngủ, đau nhức toàn thân, đau khớp…mà không đề cập tới triệu chứng về mặt tâm lý, điều này gây ra khó khăn trong quá trình chẩn đoán, xác định chính xác bệnh gốc.

Những nghiên cứu chụp hình bằng PET scan hay MRI cho thấy rằng khi bị trầm cảm, hệ thống limbic hoạt động quá độ từ đó sinh ra những triệu chứng căng thẳng tinh thần như cau có, lo âu phiền não, mất ngủ… Hệ thống cortex hoạt động yếu, sinh ra những triệu chứng như thiếu sự chăm chú, mất khả năng suy xét, mất sự nhậy bén lanh lẹ… Khi bệnh trầm cảm được điều trị thì những sự mất quân bình kể trên được đổi chiều và cân bằng trở lại.

Khi bị trầm cảm lâu ngày mà không được điều trị kịp thời, sự căng thẳng thường xuyên sẽ tạo ra quá nhiều kích thích tố (glucocorticoids) làm giảm những chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Thần kinh bị ảnh hưởng một số tế bào đặc biệt là tế bào Hippocampus rất quan trọng trong việc ghi nhớ. Vì thế khi bị stress hay trầm cảm lâu ngày không trị liệu thì một số tế bào thần kinh có thể chết dần dẫn tới suy giảm trí nhớ.

=> Bệnh trầm cảm nằm trong nhóm bệnh tâm thần, nhưng bệnh trầm cảm khác với khái niêm bệnh tâm thần đại đa số người dân hay hiểu là những trường hợp bệnh nặng, hoang tưởng hay còn gọi là “điên”. Khi bệnh trầm cảm được chú trọng điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc cả hai thì người bệnh có thể lấy lại cân bằng về cảm xúc và trở lại với cuộc sống bình thường.

Phòng ngừa, điều trị trầm cảm

Thay đổi lối sống

  • Thay đổi cuộc sống và lối suy suy nghĩ  bằng cách suy nghĩ tích cực, lối sống lành mạnh:
  • Giảm công việc lại
  • Dành thời gian sinh hoạt cùng gia đình
  • Dành thời gian đối thoại với người phối ngẫu để san bằng cái hố hiểu lầm
  • Ăn uống, ngủ nghỉ điều đồ
  • Không lạnh dụng cà phê
  • Không sa đà vào nghiện ngập rượu chè
  • Thể dục thể thao điều độ giúp tăng chất BDNF, giúp những tế bào thần kinh sống lâu hơn.

Học cách tĩnh tâm

  • Tìm hiểu tôn giáo để học hỏi những cách sống cho tâm hồn thư thái cũng là một cách phòng ngừa trầm cảm. Những nghiên cứu cho thấy tâm tĩnh lặng rất hữu hiệu trị lo âu và trầm cảm. Khi suy nghĩ lo âu nhiều quá thì ta tạo căng thẳng cho hệ thống thần kinh. Khi hệ thần kinh làm việc quá độ thì sẽ gây ra những triệu chứng lo ra và mất trí nhớ.
  • Tâm tĩnh lặng tạo những thay đổi tốt cho não bộ và được thể hiện qua sơ đồ điện não (EEG) và chụp hình PET scan. Căng thẳng kinh niên sẽ gây ra bệnh trầm cảm. Tinh thần cạnh tranh, hơn thua tạo ra rất nhiều căng thẳng và không thích hợp với bệnh trầm cảm. Nếu người có di truyền trầm cảm, căng thẳng sẽ làm trầm cảm phát triển sớm hơn.
  • Ngoài ra niệm Phật, cầu nguyện Chúa, hay thiền là những cách gián tiếp hay trực tiếp dẫn đến tâm tĩnh lặng.

Học cách tĩnh tâm 1

Tâm lý trị liệu

Tâm lý học có những phương pháp tâm lý trị liệu:

  • Tâm lý trị liệu nâng đỡ (supportive therapy),
  • Tâm lý trị liệu nhận thức và hành động (cognitive behavioral therapy)
  • Tâm lý trị liệu dùng tâm tĩnh lặng

Sử dụng thuốc điều trị

Hiện nay có một số nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn sử dụng điều trị trầm cảm:

Nhóm thuốc làm tăng Serotonin (Selective Serotonin Reuptake Inhibitor- SSRI) rất phổ biến trong việc dùng trị liệu bệnh trầm cảm.

  • Fluoxetine (Prozac),
  • Paroxetine (Paxil),
  • Sertraline (Zoloft),
  • Citalopram (Celexa)
  • Escitalopram (Lexapro).

Nhóm thuốc ảnh hưởng Serotonin và Norepinephrine (Serotonin-Norepinephrine reuptake inhibitor- SNRI).

  • Venlafaxine (Effexor)
  • Duloxetine (Cymbalta).

Những loại thuốc này không nên sử dụng bừa bãi, nên dùng theo kê đơn của bác sĩ. Tuỳ theo đối tượng, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp theo triệu chứng

Tìm hiểu về: Thuốc điều trị trầm cảm

Sử dụng thảo dược điều trị trầm cảm

Sử dụng thảo dược điều trị trầm cảm 1

Phòng ngừa và điều trị bệnh trầm cảm đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là đối với nhóm có nguy cơ mắc cao: Người cao tuổi, phụ nữ, người mắc quá nhiều bệnh lý, người hay căng thẳng, lo âu mệt mỏi….Hiện nay trên thị trường xuất hiện dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa trầm cảm mà không lo gây tác dụng phụ. Điển hình là Ashami

Sản phẩm có thành phần chính là cao hoa Ban Âu được nhập khẩu từ Châu Âu kết hợp với thảo dược quý: Chiết xuất Bạch Quả và các thành phần vitamin giúp tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng có tác dụng đem lại hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ hoạt huyết, giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi.

Hơn nữa, sản phẩm không có tác dụng phụ vì sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn tuyệt đối.

Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép, hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình sử dụng (khoảng 4 tháng). Thậm chí, ở những người căng thẳng thần kinh mức nhẹ thì chỉ dùng 2 tuần đã thấy cải thiện rõ rệt.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?