Tại sao con người lại dễ trở nên cáu giận hơn khi mắc trầm cảm?

Theo WHO – tổ chức Y Tế Thế Giới, đang có khoảng 300 triệu người mắc trầm cảm trên toàn thế giới. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới, và tệ hơn nữa là tự tử. Dù đã có phương pháp hiệu quả để đánh bại lại căn bệnh này, nhưng hàng ngày vẫn có hàng triệu người vẫn phải sống dưới bóng đen của căn bệnh này.

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của việc mắc trầm cảm đó là con người dễ trở nên cáu giận hơn bình thường. Vậy tại sao con người lại trở nên như vậy? Các nghiên cứu khoa học gần đây đã tìm ra nguyên nhân của điều này.

Tại sao con người lại dễ trở nên cáu giận hơn khi mắc trầm cảm? 1

Vai trò của cơn giận dữ trong bệnh trầm cảm

Theo một bài báo trên trang web Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia, các cảm xúc trong cơn trầm cảm không chỉ có nỗi buồn. Một số người bị trầm cảm mắc tính cáu giận hơn bình thường. Điều trị dược lý bằng thuốc có thể giúp ích rất nhiều với trầm cảm, nhưng thuốc không thực sự giải quyết cơn giận bất thường này.

(Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) đã được biết là có hiệu quả trong cả điều trị trầm cảm lẫn cơn tức giận. Nhưng nó không được sử dụng phổ biến.)

Điều này đặc biệt ý nghĩa. Một trong số những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến trầm cảm là bệnh nhân cảm thấy lòng tự trọng bị hạ thấp hoặc bị bắt nạt, xâm phạm, lạm dụng trong một thời gian rất dài. Cơn giận tích lũy từ từ trong người bệnh nhưng họ không có cách nào giải thoát cảm xúc của mình ra ngoài được.

Tuy nhiên, những người bị trầm cảm thường không chỉ giận mình; họ “tức giận” với cả thế giới. Những người bị trầm cảm có khuynh hướng quan điểm thế giới rất tiêu cực, có thể dẫn đến cảm giác giận dữ do không thể thay đổi những gì mà họ đã và đang chịu đựng chỉ vì thế giới “không lắng nghe” họ.

Cơn giận là một phản ứng tự nhiên trong cuộc chiến chống lại bệnh trầm cảm

Tức giận là phản ứng tự nhiên của tất cả chúng ta trong cuộc chiến chống lại trầm cảm. Những người bị trầm cảm cảm đa phần đều thấy chán nản với bản thân và thế giới. Và họ không có cách nào diễn tả hay tống khứ những cảm xúc tiêu cực đó ra khỏi cơ thể mình. Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng trầm cảm là kết quả của việc những cơn giận không được giải tỏa mà liên tục được bệnh nhân hướng vào trong.

Những giọng nói bên trong người bệnh đến từ cơn giận dữ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị trầm cảm thường có “những tiếng nói bên trong đầu” đầy tiêu cực nói với họ rằng họ không xứng đáng sống tiếp và cuộc đời họ đang sống thật đáng xấu hổ. Nói cách khác, họ phải chiến đấu với chính tâm trí của mình mỗi ngày, một cuộc chiến mà họ có thể thua bất kỳ lúc nào. “Con quỷ” trong tâm trí của một người bị trầm cảm có thể khiến một người nổi giận và chống lại chính họ và những người khác.

Một người bị trầm cảm có thể trở nên tức giận vì không biết cách để bày tỏ sự giận dữ của mình. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc bố mẹ hay người chăm sóc đã không dạy họ cách đối phó với cảm xúc của mình, hoặc có thể cha mẹ có những vấn đề giận dữ, tiêu cực rồi họ trút hết lên con cái của mình. Điều này có thể khiến trẻ em phải che giấu cảm xúc của mình như một hành động tự vệ.

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy rằng sự tức giận như là một triệu chứng của rối loạn cảm xúc có “hậu quả tiêu cực, bao gồm mức độ nghiêm trọng triệu chứng lớn hơn và đáp ứng điều trị tồi tệ hơn.” Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “dựa trên bằng chứng này, tức giận dường như là một cảm xúc quan trọng và chưa được nghiên cứu kỹ trong việc phát triển, bảo vệ và điều trị rối loạn cảm xúc.”

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?