Điều gì đã chữa khỏi chứng trầm cảm của bạn?

Bất kể ai trong chúng ta có một lúc nào đó cảm thấy cô đơn, buồn chán, cảm thấy xung quanh ta không ai hiểu mình, không ai cần mình. Chúng ta rơi vào cái hố sâu của bóng tối bởi: Mất đi người yêu, người thân, mất việc làm, gánh nặng cuộc sống đè nén. Cuộc sống là vậy, thăng trầm lên xuống không ai biết trước được điều gì? Tuy nhiên, bạn cứ ở lại trong hố sâu tối tăm đó không thể thoát khỏi: Chán nản cuộc sống, không hứng thú với bất cứ điều gì, không thể quay trở lại cuộc sống như trước kia. Tận cùng đó là đôi lúc muốn tìm đến cái chết…có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm? Vậy bạn phải thoát khỏi nó như thế nào? Còn với tôi, tôi đã trải qua tất cả những điều tồi tệ đó bằng cách:

Điều gì đã chữa khỏi chứng trầm cảm của bạn? 1

Tăng cường hoạt động thể chất

  • Nghiên cứu đã chứng minh, vận động giúp não tiết hormone Endorphins, Serotonin chống trầm cảm nhưng khi bị trầm cảm, họ thường không muốn nhấc người và làm bất cứ hoạt động gì, chỉ muốn thu mình một góc và không ngừng suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, để có thể tăng cường các hoạt động thể chất, nhất là những hoạt động thể chất ngoài trờ, bạn cần nhờ đến những người xung quanh: Giúp bạn đăng kí cùng họ tập thể dục , cùng tham gia thể thao ở câu lạc bộ hoặc đi tập cùng họ. Nhờ bạn bè chú ý đến mình, không để mình tập một mình, vì nhiều khả năng mình sẽ bỏ ngang.
  • Nếu bạn là phụ nữ, bạn nên tập các môn như bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, thể dục thẩm mỹ, yoga, thái cực quyền, khí công… để giữ sự mềm mại. Các môn võ thuật: thiếu lâm, karate, thể dục dụng cụ, cử tạ, chạy marathon…để tăng cường cơ bắp là những môn thể thao rất phù hợp với phái mạnh.
  • Những hoạt động thể chất này giúp bạn ăn ngon miệng hơn, tăng cường trao đổi chất và kích thích não người trầm cảm thoát khỏi cảm xúc u buồn.

=>Bạn đã biết chưa:Đi bộ tốt cho bệnh trầm cảm thế nào?

Chơi cùng thú cưng

Thú cưng là những vật thông minh, những tác động của chúng đến chúng ta rất nhiều. Chúng thường đùa nghịch, dễ thương tạo cho chúng ta thêm năng lượng, vơi đi sự buồn chán và tuyệt vọng. Không chỉ thế, các nghiên cứu đã chỉ ra chơi với chó, mèo cũng giúp tinh thần ta thoải mái hơn, yêu đời hơn.

Tăng cường giao tiếp với mọi người

Giao tiếp với mọi người xung quanh là việc rất quan trọng, nó là yếu tố giúp người bệnh trầm cảm được tương tác, hoà nhập lại cuộc sống và quên đi những suy nghĩ tiêu cực, những gì không vui trong cuộc sống. Cụ thể, với người bệnh  bệnh trầm cảm được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người sẽ giúp bệnh tiến triển tốt. Ngoài ra người bệnh có thể đến những noi công cộng, câu lạc bộ làm quen với mọi người, gặp gỡ nhiều người nói chuyện.

Tăng cường giao tiếp với mọi người 1

Duy trì công việc

Công việc hằng ngày giúp người bệnh trầm cảm giết chết thời gian, bớt những suy nghĩ buồn chán, tiêu cực trong cuộc sống. Chính vì vậy, dù có buồn chán đến mức nào cũng nên khuyến khích người trầm cảm không nghỉ công việc hiện tại. Vì khi có nhiều thời gian trống, người trầm cảm càng dễ chìm vào buồn chán, tuyệt vọng hơn.

Tắm nước nóng

Tắm nước nóng giúp người trầm cảm thư giãn, máu trong cơ thể được lưu thông và cải thiện tinh thần. Vì vậy, mỗi ngày nên dành 15 phút tăm nước nóng với nhiệt độ vừa phải 35-37 độ C. Ngoài ra có thể ngâm mình trong nước nóng để tận hưởng cảm giác thoải mái dễ chịu

Ngủ

Nghiên cứu đã chỉ ra, chứng mất ngủ căng thẳng thường xuyên là do cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Chính vì vậy nếu kiểm soát được tốt các gốc tự do sẽ giúp người trầm cảm giảm stress, ngủ ngon hơn. Người bệnh trầm cảm nên cố gắng duy trì giấc ngủ đủ giấc để giúp tinh thần tỉnh táo, thoải mái, minh mẫn và bớt căng thẳng. Ngoài ra giấc ngủ ngon còn giúp người bệnh có đủ sức khỏe để chống lại bệnh.

Tiếp xúc với ánh sáng

  • Theo các nhà tâm lý học, ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn điện giúp kích thích não bộ tỉnh táo và chống lại những cơn buồn ngủ. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ánh sáng trị liệu giúp ổn định nồng độ của chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giảm mức hormone liên quan đến stress và cải thiện chu kỳ thức ngủ cho bệnh nhân.
  • Khi cảm thấy u ám, tuyệt vọng hãy cố gắng đưa người thân  đến những nơi có nhiều bóng đèn, hoặc thường xuyên ra ngoài vào ban ngày. Việc làm này sẽ giúp họ  tỉnh táo và thoát khỏi những ý nghĩ tiêu cực.

Tiếp xúc với ánh sáng 1

 “Nói không” với những thứ ủy mị

  • Không nên để  người trầm cảm xem phim tâm lý, tình cảm ủy mị hoặc nghe những bản nhạc buồn.. Khi nghe hoặc xem những loại hình giải trí này chỉ khiến tâm trạng của người trầm cảm trở nên tệ hơn.
  • Khuyến khích họ xem những tấm gương vượt khó như Nick Vujicic; những bộ phim hài như Mr. Been, Saclo… hoặc nghe những bản nhạc vui, sảng khoái.

 Ăn uống điều độ, không bỏ bữa

Những người trầm cảm thường có tâm trạng không tốt dẫn tới gây ra những cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, việc chán ăn, bỏ bữa khiến người bệnh cảm thấy kiệt sức và càng chìm sâu vào nõi buồn và tuyệt vọng. Nên cho dù mệt mỏi, buồn chán đến đâu người bệnh cũng không nên bỏ bữa, hãy đi ăn hoặc nấu ăn cùng bạn bè những món lạ miệng để có thể ăn nhiều và đủ sức khoẻ chiến đấu với bệnh tật.

 Không than thở và suy nghĩ tiêu cực

  • Việc buồn chán mệt mỏi thường khiến ta kêu than:  Trời ơi, chán quá, khổ quá….Tuy nhiên than vãn chỉ khiến tâm trạng và cuộc sống của bạn càng tuyệt vọng hơn mà thôi.
  • Khi bạn tiếp xúc với những người trầm cảm, bạn chỉ nên nói những chuyện vui, những chuyện tích cực với họ. Khuyến khích họ không nên nhắc lại những chuyện không vui trong quá khứ bơit mỗi lần nhắc lại, họ phải đóng vai nhân vật đau khổ một lần nữa, nó khiến cho nỗi đau của họ càng khắc sâu vào tâm trí.

Chăm sóc bản thân

Làm đẹp, chăm sóc bản thân sẽ khiến bạn cảm thấy yêu đời hơn, tự yêu bản thân mình hơn là để bản thân nhếch nhác, bẩn thỉu tự nhiên sẽ thấy chán đời và chán nản mệt mỏi không còn sức sống. Chính vì vậy hãy giúp những người trầm cảm khơi gợi cái đẹp bên trong họ để trở nên yêu đời. Các chàng trai thì khuyến khích họ cạo râu, hớt tóc, xài nước hoa. Các cô gái  thì dẫn họ đi tạo kiểu tóc mới, trang điểm, mặc những bộ đồ thật đẹp…

Chăm sóc bản thân 1

Tự khuyến khích bản thân

Khuyến khích bản thân sẽ khiến người bệnh có động lực hơn, có tinh thần hơn để vượt qua mệt mỏi, chán nản. Người bệnh luôn luôn tự  đặt trong đầu những câu nói giúp mình lấy động lực: Không vấn đề gì? tôi làm được, không sao, việc này đơn giản, tôi ổn mà, tôi làm được, cố lên… Nói những câu nói này sẽ làm giảm bớt áp lực và giúp người bệnh tự tin hơn và có nhiều động lực hơn để sống.

Chuyển hướng quan tâm

Thêm quan tâm những vấn đề kháng, chuyển qua hướng khác cũng là biện pháp hữu hiệu giúp người trầm cảm không có thời gian suy nghĩ chuyện cũ, chẳng hạn như ngồi thiền, cuốc đất, trồng cây, tưới cây, chạy bộ, đạp xe đạp, nghe nhạc hoặc theo đuổi một tôn giáo (đọc kinh Thiên Chúa giáo, niệm Phật pháp).

Không nên mãi suy nghxi về những việc đã qua, đã là quá khứ, tuy nhiên không nên ép bản thân cố quên chuyện đã cũ, vì càng cố quên sẽ càng nhớ thêm, đó là tâm lý tự nhiên. Cứ nhẹ nhàng thêm quan tâm đến những niềm vui mới, những sở thích mới rồi tất cả sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn

Gặp chuyên gia tâm lý

Khi các nỗ lực trên người bệnh đã  thực hiện, cố gắng thay đổi mà vẫn không thành, người bệnh nên đến gặp chuyên gia tâm lý có chuyên môn nhờ tư vấn, chia sẻ để tìm ra biện pháp khác hiệu quả hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên cố gắng, không bỏ cuộc vì bỏ cuộc sẽ thể tự đánh mất mình và không biết có những chuyện gì có thể xảy ra.

Gặp chuyên gia tâm lý 1

Trầm cảm là căn bệnh hoàn toàn có thể dự phòng được

Việc tạo môi trường sống, môi trường học tập, làm việc lành mạnh và quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, cộng đồng là vô cùng quan trọng để dự phòng và kiểm soát trầm cảm:

  • Chứng trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, không ai đánh giá bạn qua bệnh trầm cảm, đây là bệnh mà bất cứ ai cũng có thể mắc
  • Hãy trò chuyện với mọi người bởi vì trò chuyện là một trong những biện pháp tương tác đơn giản nhất để phòng và điều trị trầm cảm.
  • Nếu bạn nghĩ mình bị trầm cảm, bạn hãy tích cực giao tiếp với mọi người, hãy chia sẻ tâm tư, suy nghĩ, cảm giác với ai đó mà bạn tin cậy
  • Tiếp tục tích cực làm việc, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đồng thời tránh sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
  • Khi cần trợ giúp chuyên môn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe.

Hãy nhớ rằng điều quan trọng là bạn phải vượt qua được chính bản thân mình. Yêu cầu giúp đỡ là một dấu hiệu của sức mạnh. Nếu bạn cần lời khuyên và sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế, đừng ngần ngại, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại tư vấn  0969.35.05.11 để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Bạn nên đọc

 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?