Tôi cô độc quá, phải làm sao đây?

Chào chuyên gia!

Cháu năm nay 17 tuổi, nhiều khi cháu cảm thấy mình cô độc, không ai hiểu cháu cả. Mặc dù quanh cháu có bạn bè, thầy cô và bố mẹ. Cháu phải làm sao đây.

Cháu gái- Hà Nội

Trả lời

Chào cháu!

Cảm ơn cháu đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên gia. Câu hỏi của cháu  cũng là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ. Ngày nay, không chỉ người già cảm thấy cô đơn mà nhiều bạn trẻ cũng lặp đi lặp lại những câu hỏi như vậy mỗi ngày vì chính họ cũng không hiểu tại sao lại có cảm giác cô đơn ngay khi sống ở một thành phố lúc nào cũng sôi động.

Lý do của hiện tượng người trẻ cô đơn:

  1. Nhiều bạn đặt công việc, sự nghiệp lên hàng đầu nên dành nhiều thời gian cho công việc. Đặt ra rất nhiều mục tiêu khác nhau và cố gắng chạy theo dể thực hiện mục tiêu đó, ít thời gian dành cho các mối quan hệ xung quanh, dần tách ra khỏi chúng
  2.  khi các bạn trẻ gặp phải những va vấp trong cuộc sống lại thường không tìm được tiếng nói chung với nhiều người xung quanh. Những áp lực từ cuộc sống, từ tiền bạc, mối quan hệ, công việc,…làm cho các bạn cảm thấy mệt mỏi và không còn muốn kết bạn với người xung quanh nữa.
  3. Công nghệ phát triển, các bạn có quá nhiều lựa chọn.  Các bạn ít ngồi với nhau để chia sẻ và tìm giải pháp giải tỏa căng thẳng bằng những kênh mạng xã hội,…Từ đó dần mất đi thói quen chia sẻ và tìm kiếm một người để chia sẻ. Khi không dành nhiều thời gian cho những mối quan hệ nên những mối quan hệ đó không còn được như ngày xưa, các bạn lại rơi vào cảm giác cô đơn do chính bản thân mình tự tạo ra.

Tháo gỡ nút thắt:

1. Chú ý đến những điểm mạnh của mình: Lưu ý đến những khuyết điểm của mình để mình có thể rút ra kinh nghiệm, tránh nhứng sai lầm là tốt nhưng bạn cũng có nhiều rất nhiều ưu điểm khác. Khi bạn nhận ra những thế mạnh sẽ khiến bạn tự tin tránh suy nghĩ tiêu cực về bản thân và vượt qua cảm giác cô độc. Bạn nên thường xuyên đặt câu hỏi: “Điểm mạnh của tôi là gì?”. Và hãy nghĩ đến một số ưu điểm và khả năng của mình để phát huy chúng nhé.

2. Dành tình cảm, thành thật quan tâm người khác: Bạn hãy thật lòng quan quan tâm đến một vài người mà bạn thấy yêu mến, tin tưởng. Hãy tạo điều kiện cho mình có thể trò chuyện, tâm sự, trao đổi. Ai cũng quý mến một người biết lắng nghe. Vậy nên nếu dễ mắc cỡ, đừng lo vì bạn không cần phải nói từ đầu tới cuối!

3. Phát huy “sự đồng cảm”: Ngay cả khi bạn không đồng ý với quan điểm của người khác, hãy kiên nhẫn để người đó nói, khi người ấy chia sẻ quan điểm hãy nghĩ đến những điểm mà bạn đồng ý. Nếu bạn thấy phải nói ra một điểm nào đó mà mình không đồng ý, hãy nói cách nhẹ nhàng và tế nhị dần dần cho đối phương hiểu. Tốt nhất, khôn ngoan nhất là hãy nói với người khác theo cách mà bạn muốn họ nói với mình. Cãi vã hay trêu tức, sỉ nhục, hoặc cho mình đúng rồi kết tội người khác chỉ làm họ tránh xa bạn. Họ sẽ thích bạn nhiều hơn nếu bạn luôn nói lời tử tế.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?