Mang thai dễ mắc trầm cảm hơn phải không?

Chị Lan- Hà Nam có gửi câu hỏi về mục hỏi đáp như sau: Tôi đang mang thai ở giai đoạn cuối của thai kì, dạo này thời tiết nóng bức, khó chịu, cộng với mệt mỏi vì giai đoạn bầu to khiến tôi rất bức bách khó chịu. Tôi thấy tôi hay cáu giận vô cớ, dễ nổi nóng và thường mất kiểm soát. Các chuyên gia cho tôi hỏi, có phải mang thai dễ mắc trầm cảm hơn không? Và tôi làm gì để kiểm soát?

Trả lời

Theo các nghiên cứu, phụ nữ mắc trầm cảm gấp cao hơn gấp 2 lần so với nam giới. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này đến nay chưa được biết rõ, nhưng sự thay đổi nồng độ các nội tiết tố nữ có thể liên quan tới trầm cảm.

Giai đoạn cuối thai kì và những ngày đầu sau sinh, một số bà mẹ thường có những thay đổi cảm xúc. Họ có thể cảm thấy trầm cảm nhẹ, khó tập trung, mất cảm giác ngon miệng, hoặc thấy khó ngủ, không ngủ ngon ngay cả khi con mình đã ngủ. Tình trạng này được gọi là xuống tinh thần sau khi sinh (baby blues). Tuy nhiên nó có thể được khắc phục và trở lại bình thường trong vòng 10 ngày sau sinh. Tuy nhiên, một vài phụ nữ có những triệu chứng nặng hơn và các triệu chứng có thể kéo dài hơn. Tình trạng này được gọi là trầm cảm sau sinh (postpartum depression).

Một số điều nên và không nên làm để phòng tránh và hỗ trợ điều trị trầm cảm như sau:

Nên

  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, sử dụng các bữa ăn và các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Chú ý, để tâm vào những công việc, hoạt động mà bạn cảm thấy thoải mái, yêu thích nhất.
  • Tránh xa bia, rượu, ma túy, những chất kích thích.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao để tinh thần, sức khỏe của bạn được tốt hơn. Theo nghiên cứu hoạt động thể lực có thể gây ra phản ứng hóa học trong cơ thể giúp cải thiện khí sắc/cảm xúc của bạn. Tập từ 4 đến 6 lần một tuần với ít nhất 30 phút cho mỗi lần tập là một mục tiêu tốt. Tuy nhiên, hoạt động thể lực ít hơn mức này cũng có thể giúp ích.
  • Sử dụng thuốc và đi đến các buổi tâm lý trị liệu theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
  • Đặt ra một vài mục tiêu nhỏ cho bản thân, bởi vì có thể bạn se có cảm giác mệt mỏi, ít năng lượng.
  • Tự khuyến khích/ khích lệ tinh thần, động viên bản thân.
  • Tìm hiểu thông tin về bệnh trầm cảm và cách điều trị.
  • Nên tâm sự, chia sẻ với người thân về những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ để được giải tỏa tâm lý, chia sẻ, giúp đỡ nếu cần.

Không nên:

  • Không nên tự cô lập bản thân bởi điều này sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở lên trầm trọng hơn
  • Giữ sự kết nối với những người bạn yêu thương, bạn bè, người khuyên bảo trong tôn giáo, và bác sĩ gia đình của bạn.
  • Đừng tin vào những suy nghĩ tiêu cực của mình như đổ lỗi cho bản thân hay cho rằng mình thất bại. Những suy nghĩ này là một phần của bệnh trầm cảm. Chúng sẽ biến mất khi bạn khỏi bệnh.
  • Đừng cảm thấy có lỗi về bệnh tình của mình bởi bạn không gây ra nó.
  • Đừng đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống (như ly thân hay ly hôn) khi tâm lý không ổn định. Có thể bạn không suy nghĩ thấu đáo trong khi đang trầm cảm, vì vậy những quyết định đưa ra trong thời gian này có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Nếu buộc phải có một quyết định lớn, nhờ những người bạn tin tưởng để giúp đỡ cho mình.
  • Đừng kì vọng làm mọi việc như bạn có thể làm lúc bình thường. Hãy có một kế hoạch làm việc thực tế.
  • Đừng để chán nản. Nó sẽ kéo dài thời gian trầm cảm. Hãy là chính mình.
  • Đừng bỏ cuộc.
Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?