Trầm cảm và tự kỷ có thực sự khó phân biệt không?

Trầm cảm và tự kỷ là hai căn bệnh về rối loạn tâm lý và có một vài biểu hiện tương đồng. Vậy việc phân biệt hai căn bệnh này có thực sự khó khăn hay không mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh trầm cảm và tự kỷ là gì?

Bệnh trầm cảm và tự kỷ là gì? 1

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là chứng rối loạn phát triển tâm lý sớm ở trẻ và thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 3-10 tuổi. Tự kỷ sẽ kéo dài theo năm tháng mà không thuyên giảm, nguyên nhân chủ yếu là do di truyền.

Trẻ tự kỷ tự thu mình với thế giới bên ngoài nên sẽ dẫn tới những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp, sở thích cũng như hành vi cứng nhắc, hạn hẹp, lặp đi lặp lại. Do những biểu hiện khác nhau với mức độ rất đa dạng nên hiện nay chứng tự kỷ còn được gọi là phổ tự kỷ. Theo các con số thống kê, có khoảng 1-3 phần nghìn trẻ em mắc tự kỷ và biểu hiện rõ nhất trong 3 năm đầu đời.

  • Tự kỷ gần như là một chứng bệnh bẩm sinh là sự rối loạn về nhận thức và hành vi thần kinh

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là chứng bệnh rối loạn tâm thần, gây ra cảm giác buồn bã hoặc mất hứng với những việc làm trước đó, nguyên nhân chính là do căng thẳng kéo dài. Những rối loạn trong hoạt động của não bộ khiến cho người bệnh biểu hiện ra thành những bất thường trong suy nghĩ và hành vi.

Biểu hiện chính của trầm cảm là sự buồn rầu, chán nản, khí sắc trầm uất, người bệnh có cảm giác tự ti, hạ thấp bản thân, mất hứng thú kéo dài và giảm năng lượng (mệt mỏi), luôn cảm thấy có lỗi.

Khác với tự kỷ, trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi. Không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị sang hèn ai cũng có thể mắc bệnh trầm cảm. Xét về mức độ phổ biến, trầm cảm thường gặp nhiều hơn rất nhiều lần so với tự kỷ. Trầm cảm được xếp hạng là bệnh lý phổ biến thứ 2 trên toàn cầu.

Bệnh trầm cảm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc, hiệu quả học tập, đời sống sinh hoạt thường ngày. Nếu bệnh ở dạng nhẹ thì có thể điều trị mà không cần dùng thuốc. Còn nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng nặng thì sẽ khó điều trị hơn và nếu không điều trị dứt điểm thì bệnh có thể bị tái phát lại nhiều lần. Trầm cảm nặng còn có thể dẫn đến tự sát.

  • Trầm cảm là căn bệnh phổ thông hơn so với tự kỷ

Nguyên nhân gây trầm cảm và tự kỷ

Trầm cảm bắt nguồn từ sự căng thẳng, áp lực kéo dài, những biến cố, khủng hoảng trong cuộc sống cho nên ở bất cứ giai đoạn, độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh trầm cảm.

Còn đối với tự kỷ, bệnh phát triển ngay từ khi còn nhỏ tuổi nên bệnh có thể do yếu tố di truyền hoặc cũng có thể do những bất thường của mẹ trong thời gian mang thai:

  • Chế độ ăn uống, vệ sinh, môi trường sống không vệ sinh…
  • Hoặc do mẹ mắc một số bệnh như: đái tháo đường, bệnh về tuyến giáp, nhiễm virut Rubella
  • Sử dụng thuốc bừa bãi khi mang thai
  • Sử dụng rượu bia và các chất kích thích trong thai kỳ

Ngoài ra còn có thể do những bất thường trong cấu trúc não, bất thường trong chức năng não.

>> Xem đầy đủ: Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Biểu hiện của trầm cảm và tự kỷ

Cả trầm cảm và tự kỷ đều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển về lâu về dài, nhất là đối với trẻ em. Nhưng mỗi bệnh có những biểu hiện khác nhau. Mời bạn theo dõi tiếp bảng so sánh sự khác biệt giữa biểu hiện của bệnh trầm cảm và biểu hiện của bệnh tự kỷ dưới đây:

Biểu hiện bệnh trầm cảm Biểu hiện bệnh tự kỷ
· Cảm giác buồn chán, u uất, suy nghĩ trống rỗng

· Khó tập trung suy nghĩ, stress, mệt mỏi, hay quên, không muốn làm việc gì

· Luôn cảm thấy tự ti, vô dụng, không xứng đáng, cảm giác mình có lỗi, luôn hạ thấp bản thân mình

· Dễ bị kích động về mặt cảm xúc: nóng tính, cáu gắt, dễ nổi giận, cục xúc…

· Rối loạn giấc ngủ (Lúc mất ngủ, ngủ ít có khi lại ngủ quá nhiều…)

· Giảm hứng thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày

· Rối loạn về ăn uống (Lúc ăn ít, không muốn ăn, sụt cân nhưng có lúc lại ăn rất nhiều)

· Có suy nghĩ, hành vi, ý định tự tử hoặc cố tìm cơ hội để tự sát

Đối với lứa tuổi trẻ em di trẻ chưa biết cách mô tả tình trạng của mình nên chúng ta rất khó phát hiện trẻ có bị trầm cảm hay không. Vì thế, cha mẹ cần chú ý hơn nếu trẻ có thể có biểu hiện buồn bã, dễ kích động, nổi giận, tỏ ra sợ hãi hoặc không muốn đến trường, các cơn đau (thường gặp nhất là đau bụng) không rõ nguyên nhân…

 

Bệnh tự kỷ thường biểu hiện rõ nhất ở 3 năm đầu đời của trẻ. Khác với bệnh trầm cảm, dù cho trẻ chưa biết mô tả về tình trạng của mình nhưng cha mẹ và những người xung quanh có thể qua sát thấy những biểu hiện của bệnh tự kỷ khá rõ như:

· Trẻ chậm nói, chậm phát triển về ngôn ngữ chỉ thường ê a cho đến khi 5 tuổi.

· Sống khép kín, trầm lặng, không thể kết bạn, không quan tâm đến mọi việc diễn ra xung quanh, thờ ơ với giao tiếp ngôn ngữ hay tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người kể cả với những người thân yêu.

· Mặt thiếu biểu cảm và tư thế không được tự nhiên. Khó khăn trong việc chia sẻ. Không thể thấu hiểu cảm xúc của người khác, thiếu sự đồng cảm

· Khả năng phản ứng, tiếp thu chậm, học kém, ít nói chuyện (khoảng 40% người bị tự kỷ không bao giờ nói chuyện).

· Rụt rè, nhút nhát không thích chơi với người khác, không thích ở nơi đông người, không muốn tiếp cúc với người lạ, vật lạ.

· Khó thích nghi với sự thay đổi về hoàn cảnh, kể cả đồ chơi, nơi.

· Lặp lại các hoạt động, hành vi của cơ thể, một cụm từ mà không có mục đích

· Thường tập trung vào một bộ phận thay vì toàn thể, lo lắng, suy nghĩ về một chủ đề nhất định. Quan tâm đặc biệt với những đồ vật quen thuộc.

· Có thể có hành vi gây tổn thương chính mình: tự cào cấu, đập đầu vào tường.

· Thường xuyên ăn vạ

· Rối loạn ăn uống, chức năng tiêu hóa

 

 

Không phải bất kỳ ai bị trầm cảm hay tự kỷ cũng đều có những biểu hiện trên mà còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh hay tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh riêng của mỗi người.

 Điều trị

Điều trị trầm cảm

Trầm cảm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu như bệnh được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ. Đối với bệnh trầm cảm nhẹ và vừa có thể điều trị bằng việc kết hợp các phương pháp trị liệu khác nhau như liệu pháp tâm lý, thay đổi lối sống và suy nghĩ, sử dụng probiotics tâm trạng.

Với những trường hợp trầm cảm nặng thì cần dùng đến thuốc. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ và sự chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc của bác sĩ.

Điều trị tự kỉ

Cho đến nay, tự kỷ vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nếu như chứng tự kỷ được phát hiện sớm (can thiệp trước 2 tuổi) thì khả năng hòa nhập với cộng đồng và cơ hội phát triển bình thường lên đến 80%, sau 2 tuổi giảm còn 50% và tỷ lệ này sẽ giảm dần theo thời gian phát hiện bệnh.

Bệnh tự kỷ cũng cần áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau như: Phuong pháp giao tiếp, phương pháp y học và phương pháp hành vi. Mặc dù không chữa khỏi được bệnh hoàn toàn nhưng nếu có những biện pháp can thiệp đúng và kịp thời sẽ giúp những người mắc bệnh tự kỷ phát triển và cải thiện cuộc sống tốt hơn.

Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy rằng việc phân biệt bệnh trầm cảm và tự kỷ cũng không hề khó bởi chúng là 2 căn bệnh khác nhau từ nguyên nhân gây bệnh cho đến biểu hiện và cách điều trị. Mọi thông tin còn thắc mắc về vấn đề này, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận để các chuyên gia giải đáp thêm.

Bạn có thể quan tâm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?