Chứng trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Chào bác sĩ!

Bác sỹ cho tôi hỏi đâu là dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh? Trầm cảm sau sinh kéo dài trong bao lâu? Tôi cảm ơn!

Trả lời

Một số dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh bạn có thể nhận diện:

  • Đau 1 vị trí nào đó trên cơ thể
  • Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, không tự tin
  • Cảm thấy hoảng hốt, khó bình tĩnh trở lại
  • Luôn cảm thấy ám ảnh về tình huống, người nào đó
  • Có thể cảm thấy tội lỗi
  • Khó tập trung vào việc, không sắp xếp được suy nghĩ, cảm thấy rất tồi tệ
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ,không ngủ được, số khác lại ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng.
  • Mất hứng thú với tình dục
  • Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân; phản ứng chậm thậm chí là thường nghĩ đến cái chết và tự tử,...

Để trả lời trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu rất khó. Bởi bệnh lý này có thể ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng, bệnh có thể tự khỏi hoặc thậm chí sẽ không thể tự hết nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Trầm cảm sau sinh chia làm 2 loại:

  • Loại khởi phát sớm: Xuất hiện với mức độ nhẹ, ngắn trong những ngày đầu hoặc tuần đầu sau đẻ.
  • Loại khởi phát muộn: Xuất hiện sau sinh một vài tuần và kéo dài.

Để điều trị chứng trầm cảm sau sinh, bác sĩ khuyên rằng: Với những trường hợp nhẹ và vừa sẽ được chỉ định điều trị bằng tâm lý, tạo môi trường hòa thuận, ấm áp, an toàn cho bà mẹ bằng cách:

  • Hãy để bà mẹ nghỉ ngơi để giảm bớt tâm lý căng thẳng, lấy lại sự cân bằng về thể chất và tâm thần
  • Giúp bà mẹ chăm sóc e bé ngày và đêm trong những tháng đầu.

Trong trường hợp bà mẹ trầm cảm sau sinh mức độ trung bình cần:

  • Trò chuyện nhiều hơn với bà mẹ sau sinh, giúp họ bớt căng thẳng, lo lắng và buồn phiền.
  • Chăm sóc e bé ngày, đêm để bà mẹ được nghỉ ngơi, thoải mái
  • Hướng dẫn mẹ tập bài thở khi căng thẳng (2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút)
  • Đảm bảo người mẹ được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ.
  • Tư vấn và giải thích cho các mẹ và người thân trong gia đình hiểu đây là trầm cảm của rối loạn cảm xúc ở bà mẹ sau sinh, loại trầm cảm này có thể điều trị được và không gây hại lâu dài đến mẹ và bé;

Với trường hợp trầm cảm sau sinh ở mức độ nặng cần:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tâm thần
  • Tuyệt đối không được tự động mua thuốc uống vì rất nguy hiểm đến mẹ con.
  • Trường hợp không có bác sĩ tâm thần thì cần phải được tư vấn trực tiếp qua điện thoại.

Ngoài ra, để phòng tránh trầm cảm sau khi sinh cần tạo tâm lý thoải mái trong thai kỳ, khám thai định kỳ đều đặn. Bà bầu cần được cung cấp thông tin về chăm sóc thai sản và chăm sóc trẻ sau khi sinh. Không chỉ vậy, nên dành thời gian thư giãn cho bản thân, bạn bè, gia đình học hỏi kinh nghiệm chăm sóc con trẻ.

Người thân trong gia đình cần quan tâm và chăm sóc thể chất, tạo tâm lý cho người mẹ, tránh gây sức ép cho người mẹ và không nên quá quan tâm đến trẻ mà lơ là việc chăm sóc mẹ khiến họ thấy tủi thân, cô đơn, buồn chán và dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?