Bệnh trầm cảm có tái phát không? Có cách nào điều trị dứt điểm?

Điều trị bệnh trầm cảm không hề đơn giản, bệnh rất khó kiểm soát. Khi hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn ngăn chặn và phòng ngừa bệnh, không để cho bệnh ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống.

 1

Bệnh trầm cảm có tái phát không?

Các chuyên gia đã nghiên cứu và khẳng định, bệnh trầm cảm có khả năng tái phát rất cao. Nếu bị tái phát thì thường dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là hành vi tự làm đau bản thân hoặc nảy sinh ý định tự tử. Theo thống kê, bệnh trầm cảm vẫn có thể tái phát một lần (hoặc nhiều lần) trong cuộc đời người bệnh. Tình trạng trầm cảm tái phát xuất hiện khi những triệu chứng bắt đầu quay trở lại sau khoảng ít nhất 4 tháng điều trị thành công. Tỉ lệ tái phát phụ thuộc vào số lần bệnh nhân đối mặt với chứng trầm cảm. Thông thường, rủi ro tái phát ở những người bị trầm cảm lần đầu là 50%. Nguy cơ tái phát cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm lần 2, lần 3, với tỷ lệ lần lượt là 70% và 90%.

Nguyên nhân của trầm cảm tái phát được hình thành khi một đợt trầm cảm mới xuất hiện sau khi bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục. Trầm cảm tái phát mô tả sự quay lại của các triệu chứng sau khi chúng thuyên giảm vào thời điểm trước khi người bệnh hồi phục hoàn toàn.

Ở trẻ em, bệnh trầm cảm dễ tái phát hơn rất nhiều. Theo báo cáo Sức khỏe Vị thành niên Thế giới vào năm 2014: Trầm cảm chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và gây ra tàn tật phổ biến nhất ở lứa tuổi vị thành niên (10 – 19 tuổi). Trong đó, hơn một nửa các dạng rối loạn tâm thần đều xuất hiện trước khi người bệnh 14 tuổi nhưng đều bị xem thường hoặc bỏ sót.

Bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Những trẻ em từng trải qua một đợt trầm cảm trước đây có nguy cơ đối mặt với đợt tiếp theo trong vòng 5 năm. Viện Hàn lâm Tâm thần Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, khoảng 6 – 10% trẻ em mắc bệnh trầm cảm, trong đó có 2% trẻ nhỏ và 4 – 8% trẻ vị thành niên. Trung bình, cứ 10 người trẻ từ 16 tuổi trở lên thì có 1 trường hợp bị bệnh này.

Đọc thêm: Thông tin về rối loạn trầm cảm tái diễn

Dấu hiệu khi bệnh trầm cảm tái phát

Dấu hiệu khi bệnh trầm cảm tái phát 1

Bệnh trầm cảm khi tái phát, các dấu hiệu của chúng có thể không giống lắm với những dấu hiệu nhận biết của bệnh trong lần xuất hiện đầu tiên. Chính vì vậy, người bệnh trầm cảm cần theo dõi cẩn thận mọi biểu hiện bất thường, có kế hoạch thăm khám và tích cực điều trị càng sớm càng tốt. Nhìn chung, người bệnh trầm cảm khi tái diễn sẽ thường xuyên cảm thấy:

  • Thường xuyên cảm thấy  khó chịu, cáu gắt, bực bội, tức giận
  • Không còn hứng thú hoặc cảm thấy giảm hay mất hứng thú với những sở thích, thói quen hoặc những điều mà bạn từng quan tâm/say mê
  • Giảm hứng thú trong quan hệ tình dục
  • Không tập trung làm việc
  • Thiếu quyết đoán, không thể suy nghĩ thấu đáo, rõ ràng, mạch lạc.
  • Mất ngủ, khó ngủ hoặc ngược lại, có thể ngủ rất nhiều
  • Không muốn tiếp xúc với người khác
  • Thường xuyên thấy lạc lõng, thấy bị cô lập giữa đám đông
  • Tránh né các mối quan hệ xã hội, chất lượng các mối quan hệ bị giảm sút theo thời gian
  • Người bệnh vô cùng nhạy cảm, dễ khóc, dễ buồn
  • Luôn có cảm giác mệt mỏi, vô vọng, chán nản
  • Nhiều suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực từ 2 tuần trở lên
  • Luôn cho rằng bản thân không có giá trị, vô dụng và không xứng đáng có được những điều tốt đẹp trong cuộc sống, lòng tự trọng bị hạ thấp rõ rệt
  • Người bệnh trầm cảm khi tái phát bệnh còn có thể chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bất thường. Vì thế dễ dẫn tới hiện tượng sút cân hoặc tăng cân chóng mặt.
  • Mệt mỏi, chán nản, kiệt sức

Nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát

Nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát 1

Dù là trầm cảm tái phát hay trầm cảm tái diễn thì rất nhiều trường hợp từng mắc bệnh trầm cảm sẽ phải chịu nhiều triệu chứng của đợt trầm cảm sau này. Những sự kiện mới mẻ, bất định luôn khiến chúng ta lo âu, căng thẳng. Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm tái phát.

Bình thường, các nguyên nhân của bệnh trầm cảm tái phát đều mang tính chất cá nhân. Bệnh trầm cảm thường tái phát khi yếu tố khó khăn, áp lực hoặc yếu tố tiêu cực vượt quá khả năng chịu đựng của người bệnh, người bệnh không thể giải quyết và đối mặt được với nó. Ngoài ra, các tác nhân có thể giúp căn bệnh trầm cảm tái phát bao gồm:

  • Quá trình điều trị bệnh trầm cảm bị ngưng đột xuất
  • Người bệnh đối mặt với sự ra đi của người thân
  • Người bệnh trầm cảm phải trải qua sự kiện đau khổ, ly hôn…
  • Người bệnh trầm cảm sống trong ngôi nhà u ám, lạnh lẽo
  • Người bệnh thay đổi hormone như: sinh nở.
  • Người bệnh trầm cảm nghiện thứ gì đó.

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Điều trị trầm cảm tái phát

Điều trị bệnh trầm cảm và kiểm soát chúng được coi là vấn đề nan giải bởi ngay cả khi bệnh trầm cảm có dấu hiệu thuyên giảm, các triệu chứng phiền toái vẫn có thể quay trở lại và khiến người bệnh một lần nữa rơi vào trạng thái tuyệt vọng.

Khi bệnh trầm cảm tái phát, người bệnh cần dùng lại thuốc điều trị. Để giảm thiểu tần suất tái phát về sau, căn cứ vào số lần tái phát trầm cảm trước đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định họ tuân thủ một phác đồ chữa bệnh đủ dài. Đối với những trường hợp tỷ lệ tái phát quá cao, bệnh nhân có thể buộc phải uống thuốc chống trầm cảm suốt đời.

Với người lớn

Thống kê đã chỉ ra, có khoảng 30% người bệnh sử dụng thuốc chống trầm cảm sẽ bị trầm cảm tái phát khoảng một năm sau đó. Vì thế, để chủ động ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh có thể tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:

Sử dụng thuốc theo chỉ định

  • Người bệnh trầm cảm cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng
  • Uống thuốc theo đúng thời gian
  • Thăm khám định kì theo lịch của bác sĩ.

Theo thống kê, có khoảng 40 – 50% người bệnh trầm cảm (nhất là rối loạn lưỡng cực) không điều trị nội khoa theo đúng quy định. Vì vậy, người bệnh nên uống thuốc đầy đủ theo liều lượng và nên uống vào một khung giờ nhất định để có tạo thói quen và tăng tác dụng của thuốc.

Với người lớn 1

Kiểm tra các chứng bệnh đi kèm

Ngoài ra khi người bệnh trầm cảm mắc một bệnh lý nào khác có thể tác động tiêu cực đến khả năng đáp ứng của cơ thể đối với thuốc điều trị trầm cảm hoặc làm tâm trạng người bệnh càng thêm tồi tệ. Khi người thấy thấy những biểu hiện bệnh trầm cảm bắt đầu tái phát, người bệnh nên kiểm tra xem có đang mắc phải một số vấn đề dưới đây không nhé:

  • Bệnh suy giáp
  • Thiếu hụt vitamin D
  • Mất nước
  • Đường huyết thấp
  • Giảm caffein
  • Không dung nạp thức ăn
  • Mất trí nhớ
  • Tăng huyết áp
  • Lượng testosterone thấp
  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm khớp
  • Hen suyễn
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Bệnh tim
  • Bệnh parkinson
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Bệnh đột quỵ

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả nhiều, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra công thức máu, từ đó loại trừ một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Tăng liều, thay đổi thuốc hoặc kết hợp thêm một số loại thuốc khác

Một số trường hợp khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần tăng liều hoặc kết hợp thêm một số thuốc điều trị kết hợp. Ngoài ra, khi sử dụng loại thuốc đã kê không phát huy công dụng như dự kiến, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn đổi sang một số loại thuốc khác và đảm bảo giám sát cẩn thận, chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể cân nhắc kết hợp một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát triệu chứng trầm cảm.

Điều trị và phòng ngừa trầm cảm từ thảo dược

Trầm cảm lo lắng mang đến những tiêu cực cả về hành vi và suy nghĩ trong cuộc sống của người bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể để cải thiện sức khoẻ. Sử dụng phương pháp điều trị bằng Tây y là phương pháp hiện đại được khá nhiều người lựa chọn, tuy nhiên chúng có thể làm giảm triệu chứng nhưng không mang lại sự đầy đủ về dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, sức khoẻ thậm chí vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Với người lớn 2

Chính vì vậy, hiện nay nhiều người có xu hướng chọn lựa những sản phẩm bắt nguồn từ thảo dược giúp tác động vào nguyên nhân và triệu chứng, tăng cường chức năng hệ thần kinh và tăng cường sức khoẻ. Hiểu được điều đó, công ty dược phẩm Tradiphar đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm được bào chế từ những thảo dược tự nhiên thành phần từ chiết xuất Hoa ban âu, chiết xuất từ bạch quả và những hoạt chất tá dược đầy đủ mang tên Ashami.

ây là sản phẩm vượt trội dành riêng cho bệnh nhân mắc trầm cảm và rối loạn lo âu. Sản phẩm với nguyên liệu chính là cao hoa Ban Âu được nhập khẩu từ Châu Âu đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép với thành phần chính trong 1 viên nén chứa:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Áp dụng liệu pháp tâm lý

Theo nghiên cứu, liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm có thể phát huy công dụng tương tự như sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, thậm chí còn ngăn ngừa tái phát hiệu quả hơn cả thuốc Tây. Ngoài ra, với một số trường hợp, kết hợp điều trị bệnh bằng phương pháp tâm lý và sử dụng thuốc có thể mang lại rất nhiều tác dụng hơn hẳn so với hướng điều trị riêng biệt như: kiểm soát tốt triệu chứng, phòng tránh tái phát, cải thiện gánh nặng bệnh tật và giảm thiểu tỷ lệ tự tử…

Với trẻ nhỏ

Với trẻ nhỏ bị trầm cảm, nếu không điều trị đúng hướng, bệnh có thể tái phát ở giai đoạn trưởng thành và có mức độ nặng nề. Chính vì thế, nếu phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp sớm ngay từ đợt trầm cảm đầu tiên chính là yếu tố có ý nghĩa then chốt.

Với trầm cảm ở trẻ nhỏ, bác sĩ thường chỉ định kết hợp uống thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (zoloft, prozac …) với phương pháp trị liệu tâm lý (ví dụ trị liệu nhận thức hành vi) cho những trẻ em bị trầm cảm ở mức độ vừa và nặng.

Song song với điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện, tâm sự chia sẻ cùng con hàng ngày. Cha mẹ hãy là bạn thân của con, chia sẻ và lắng nghe nỗi lòng của con, cùng con vượt qua mọi tình huống. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên nhớ:

  • Không can thiệp quá sâu hoặc giành quyền quyết định của con,
  • Không chỉ trích gay gắt hay la mắng nặng lời khi con phạm phải lỗi lầm,
  • Không so sánh trẻ với “con nhà người ta”,
  • Không nghiêm khắc với bé đến mức cực đoan.

Các bậc phụ huynh hãy nhận nại, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của con, đồng hành cùng con vượt qua những giai đoạn trầm cảm khó khăn, đen tối nhất, đặc biệt là trong lứa tuổi dậy thì.

Với bài viết này, ngoài được giải đáp về tình trạng trầm cảm tái phát, bạn còn có thêm phương án điều trị. Hy vọng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và người thân.

Với trẻ nhỏ 1

Bệnh rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Dấu hiệu, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Rối loạn lo âu là tình trạng rối loạn và bị lo lắng quá mức trước một tình hướng hay một vấn đề gì đó xảy ra đối với người bệnh. Đồng thời chúng được lặp đi lặp nhiều lần trong khoảng thời gian dài gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Xem chi tiết

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?